Ông giáo làng trên gác mái – Nguyễn Thế Vinh

Tôi xin dẫn lời của Karl Marx: “Đạo đức cao nhất của con người là làm được cái gì?”

Khi cầm quyển ông giáo làng trên tầng gác mái, hình ảnh anh Nguyễn Thế Vinh trầm tư, cầm cây đàn hoà vào bóng tối nửa ẩn nửa hiện. Có lẽ 1 gã khá là tự kỷ, tôi nghĩ thế.

Nhưng khi đọc lời đề tựa thì không. 1 cảm xúc rất đặc biệt, nó thôi thúc tôi phải đọc ngấu nghiến cuốn hồi ký. 346 trang sách, tôi đọc nó vỏn vẹn trong 2 ngày.

9786047732968 Ông giáo làng trên tầng gác mái   Một góc nhìn khác về thầy Nguyễn Thế Vinh

Sách : Ông giáo làng trên gác mái / Ảnh : Internet

Sau đây là phần review của tôi về cuốn hồi ký.

Tôi chia cuốn hồi ký làm 5 phần chính

P1: Nỗi đau và tuổi thơ: Mất 1 cánh tay từ năm 9t, nỗi đau chiến tranh, cuộc sống lam lũ nhưng cũng có rất nhiều những kỷ niệm rất đẹp bên người thân, gia đình, bạn bè

P2: Cậu bé ham học: làm thêm, dạy thêm, đi buôn, sửa đồ điện tử, trông xe, bơm xe, chơi guitar với 1 tay cùng lúc với harmonica… sinh viên, học bổng , nghỉ học 1 năm,…

P3. Rượu và Âm nhạc (Bước ngoặt), sửa điện thoại, xã hội đen, ma tuý.

P4. Ngã rẽ Ước mơ: Trung tâm bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương, huy động vốn mà chẳng có gì (mình thích thì mình làm thôi), xin giấy phép xây dựng, đi tìm học sinh, học sinh cá biệt, bala bala… cảnh cửa luôn rộng mở chào đón những mảnh đời lầm lỗi quay về. (có lẽ vì nó không có cổng )

P5. Hướng dương. Tình yêu nở hoa.

Xuyên suốt câu truyện chỉ có thể nói anh (Nguyễn Thế Vinh) làm mọi thứ 1 cách liều mạng , và trên hết là nghị lực sống, chữ tín và lòng thương người của anh.

Tạo hoá ban cho con người 1 sức mạnh tối thượng đó là lý trí, bộ não luôn luôn phân tích đánh giá, so sánh về thế giới quan. Vì hành động có mục đích nên con người mới là loài khác nhất với tất cả mọi loài trên trái đất này. Do đó ngày nay chúng ta thường quá coi trọng vật chất, ta thường đánh giá con người qua vẻ bề ngoài, nhìn vào 1 người bạn sẽ hỏi người đó bao nhiêu tuổi, làm nghề gì, chồng có giàu không, vợ xinh hay xấu, họ đi xe gì, nhà có to không, … và xã hội nói với bạn rằng: Muốn có 1 cuộc sống hạnh phúc thì cần phải có nhiều hơn. Mua nhiều hơn, sở hữu nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn, chơi game nhiều hơn, nhậu nhiều hơn hay trở thành ai đó cao siêu hơn. Nhưng mà đôi khi không phải vậy, chính người giàu nhất là người cho đi nhiều nhất.

Tác giả cuốn sách “Ông giáo làng trên tầng gác mái”: Tôi đến cuộc đời này để nhận sự yêu thương và trả chút ơn đời

Hình ảnh Nguyễn Thế Vinh, một con người giản dị, chất phác. Như 1 cây đại thụ luôn tràn đầy sức sống che chở, dìu dắt đàn em của mình, những thế hệ của tương lai.

Như trong bài Để gió cuốn đi của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn có viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”

Giá 150k cho 1 cuốn hồi ký là 1 giá khá cao. Nhưng nếu bạn biết rằng 1 phần trong số tiền đó sẽ được trích ủng hộ trường Hướng Dương để xây thư viện và khu đọc sách. Làm 1 chút gì đó cho niềm tin, hi vọng và tương lai tươi sáng hơn cho các em vốn đã thiệt thòi trong cuộc sống thì có lẽ 150k là xứng đáng cho 1 quyển hồi ký đầy cảm xúc.

Mái trường: Nuôi trẻ mồ côi khuyết tật Hướng Dương

1 vài câu nói hay trong cuốn hồi ký: Mình như thế nào thì nói như thế ấy, không cần phải cố đạt được mục đích mà đánh mất đi giá trị của chính mình.

Rưng rưng cùng 'Ông giáo làng trên tầng gác mái'

Người ta ít biết tiết kiệm những gì miễn phí,xã hội đen nhưng họ cũng là con người mà.