I. VAI TRÒ CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC:

 

 

Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.

Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường.

Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng  đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.

Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.

Đối với các thày giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thày cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng  dạy tiên tiến, tích cực.

Các thày cô giáo sử dụng  những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động.

Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.

Các thư viện trường học có những nhiệm vụ sau:

1. Cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ và các loại tài liệu khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của nhà trường.

2. Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

3. Tổ chức, thu hút toàn thể giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách và đọc sách có hệ thống.

 4. Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện công cộng để khai thác, sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để tăng cường cho vốn tài liệu và hoạt động thư viện.

II. THỰC TRẠNG THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC Ở VIỆT NAM

1. Số lượng và chất lượng của thư viện trường học

 

KHU VỰC

Tổng số trường

Số trường có thư viện

Tỉ lệ trường có TV/ tổng số trường (%)

Số TV đạt Tiêu chuẩn 01

Tỉ lệ TV đạt chuẩn 01 / tổng số trường (%)

MIỀN BĂC

14272

12927

90,6

6749

47,3

MIỀN TRUNG

3272

2839

86,8

1788

54,6

MIỀN NAM

9997

8980

89,9

5043

50,4

TOÀN QUỐC

27541

24746

89,9

13580

49,3

(Nguồn: Nhà xuất bản Giáo dục)

Một hệ thống thư viện trường học đã được hình thành trong cả nước. Số lượng thư viện trường học được tăng lên hàng năm (năm 2000 là hơn 14000, năm 2005 là Năm 2009, toàn quốc có 24571 trường học có thư viện, đạt tỉ lệ gần 90% tổng hơn 18000 và năm 2009 là hơn 24500). Tuy nhiên, sự phát triển về thư viện trường học chưa đồng đều ở các địa phương. Có những vùng, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tình trạng trắng thư viện trường học vẫn còn phổ biến.

Để đảm bảo chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Tiêu chuẩn thư viện trường học”. Bản tiêu chuẩn này đề ra những quy định cụ thể về số lượng tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ, tổ chức và hoạt động thư viện… Hàng năm, các cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn này để đánh giá và xếp loại thư viện trường học. Năm 2009 có hơn 13500 thư viện trường học đạt chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chiếm 49,3% tổng số trường học trong cả nước.

2. Vốn tài liệu và kinh phí đầu tư cho thư viện trường học

KHU VỰC

Số trường

Kinh phí đầu tư cho thư việntrường học (Tỉ đồng)

Kinh phí bình quân cho 1 TV trường học (Triệu đồng)

MIỀN BẮC

14272

114,6

8,03

MIỀN TRUNG

3272

32,2

9,85

MIỀN NAM

9997

56,0

5,6

TOÀN QUỐC

27541

202,8

7,4

(Nguồn:Nhà xuất bản Giáo dục)

Hàng năm, các thư viện trường học Việt Nam luôn bổ sung tài liệu mới làm cơ sở cho việc phục vụ bạn đọc. Việc bổ sung tài liệu đưa vào thư viện trường học phải theo đúng danh mục tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hàng năm. Vốn tài liệu của mỗi thư viện trường học đều được chia thành 3 bộ phận: sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên và sách tham khảo.

Ngân sách dành cho các thư viện trường học năm 2009 là gần 203 tỉ đồng.

Bình quân kinh phí dành cho mỗi thư viện trường học là 7,4 triệu đồng. Số kinh phí này còn quá ít ỏi so với yêu cầu hoạt đông hiện nay của các thư viện trường học.

3. Đội ngũ cán bộ thư viện trường học

KHU VỰC

TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THƯ VIỆN

Bồi dưỡng năm 2009

Tổng số

Chuyên trách

Kiêm nhiệm

Tỉ lệ chuyên trách (%)

MIỀN BẮC

13807

4706

9101

34

4307

MIỀN TRUNG

3047

1666

1381

54,7

727

MIỀN NAM

9724

6738

2986

69,3

2802

TOÀN QUỐC

26578

13110

13468

49,3

7835

Tổng số cán bộ làm việc trong các thư viện trường học của Việt Nam hiện nay là gần 22000 người, trong đó, có 4718 cán bộ chuyên trách, chiếm 22%; 78% còn lại là cán bộ kiêm nhiệm. Mỗi thư viện trường học thường chỉ có một cán bộ.

Về chất lượng, trình độ cán bộ còn thấp. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, chỉ có một số ít người có trình độ đại học và trung cấp. Hàng năm, cán bộ thư viện đều được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng do kiêm nhiệm nhiều công việc nên họ chưa thực sự nhiệt tình với công việc.

4. Cơ sở vật chất của thư viện trường học

Hiện nay, nhìn chung, cơ sở vật chất của nhiều thư viện trường học còn thiếu thốn, nghèo nàn. Đa số các trường tiểu học đã sử dụng phòng học để làm thư viện. Nhiều thư viện chỉ có một phòng, vừa để làm kho sách, vừa làm phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Đa số các thư viện trường học còn hoạt động theo lối thủ công truyền thống. Việc ứng dụng máy tính còn hạn chế.

5. Hoạt động của thư viện trường học

Đi đôi với sự phát triển của ngành giáo dục, nội dung hoạt động của các thư viện trường học cũng không ngừng được cải tiến, ngày càng đa dạng, phong phú.

-  Hình thức phục vụ ngày càng mở rộng. Ngoài việc phục vụ đọc tại chỗ, các thư viện còn cho giáo viên và học sinh mượn tài liệu về nhà. Phòng đọc tài liệu của giáo viên và học sinh đang dần được phát triển, nhu cầu đọc trong nhà trường ngày càng được nâng lên.

-  Hàng năm các thư viện trường học thường tổ chức các cuộc thi “Học sinh kể chuyện theo sách”. Các cuộc thi này được hàng triệu học sinh tham gia. Cứ 2- 3 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi “Giáo viên thư viện giỏi”. Những cuộc thi này tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hành động của xã hội, của ngành giáo dục đối với thư viện trường học.

III, CẦN PHÁT TRIỂN  THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ THỜI GIAN TỚI

Như đã trình bày, thư viện trường học có vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy, phát triển thư viện trường học tương xứng với vai trò của nó là việc làm cần thiết và cấp bách. Thư viện trường học hiện nay còn yếu cả về số lượng và chất lượng. Phát triển thư viện trường học để đáp ứng yêu cầu của xã hội và giáo dục hiện nay phải đảm bảo đồng bộ và hài hòa ở các mặt sau:

1. Về hệ thống thư viện

Củng cố và phát triển mạng lưới thư viện cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các trường học đều có thư viện, trong đó, 70% số  thư viện đạt tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Về số lượng tài liệu trong thư viện trường học

Các địa phương tích cực huy động mọi nguồn kinh phí của Nhà nước, quỹ học phí, các nguồn tài trợ, đóng góp của học sinh để mua tài liệu cho thư viện, trong đó ưu tiên đặc biệt cho các tài liệu nghiệp vụ, bồi dưỡng giáo viên và các sách  tham khảo. Phấn đấu đạt 5 bản sách / 1 học sinh và 20 bản sách / 1 giáo viên, Thể chế hóa chế độ tài chínhdành cho phát triển sự nghiệp thư viện trường học.

 

4. Tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện trường học

-     Quan tâm đến việc đầu tư các điều kiện thiết yếu cho thư viện trường học, đảm bảo các thư viện thực hành phải có đủ diện tích để làm kho tài liệu (30 – 40m­2), phòng đọc cho giáo viên (30m2), phòng đọc cho học sinh (40m2) và các loại trang thiết bị khác.

-    Thường xuyên bổ sung tài liệu cho hệ thống thư viện trường học bao gồm sách và cả băng hình, đĩa hình, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục.

-   Từng bước trang bị máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện trường học, dần dần kết nối Internet theo chương trình phát triển công nghệ thông tin của toàn ngành giáo dục để phục vụ giáo viên và học sinh.

5. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thư viện đủ về chất lượng và đạt yêu cầu về chất lượng

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng  nghiệp vụ thư viện trường học có thời gian học tập phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Mở rộng đào tạo bậc đại học, cao đẳng và trung cấp thư viện đến năm 2015 có 30% cán bộ, giáo viên thư viện có trình độ đại học, cao đẳng.