1. Tên ngành: Luật học
  2. Đối tượng dự thi: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
  3. Khối thi: Khối A, A1, C và D
  4. Điểm chuẩn trong những năm gần đây:
  • Năm học 2013: Khối A:15.0, Khối A1:15.0, Khối C:16.0
  • Năm học 2014: Khối A:16.0, Khối A1: 16.0, Khối C:16.0
  • Năm học 2015: Khối A, A1, C và D đều có điểm chuẩn là 18.5
    1. Tính cấp thiết của ngành nghề đào tạo:

      Có thể nói trong yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay và trong bối cảnh về tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì đào tạo luật đang là một nhu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đời sống xã hội. Có thể nhận thấy tính cấp thiết về đào tạo luật học ở một số khía cạnh sau:

      Thứ nhất, tăng cường nhận thức chung của cộng đồng về ý nghĩa, vài trò của pháp luật trong thực tiễn đời sống. Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới;

      Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu về tăng cường trình độ pháp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị xã hội. Để có một quốc gia phát triển thịnh vượng thì tất yếu pháp chế phải trở thành một nguyên tắc hiến định, là cơ sở định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước. Trong hoạt động công vụ pháp luật phải thực sự trở thành thước đo chuẩn mực cho những hiệu quả của công việc và pháp luật cũng chính là cơ sở quan trọng nhất để xác lập trách nhiệm, nghĩa vụ của chính quyền đối với nhân dân. Vì thế, cán bộ, công chức tất yếu phải được đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ hiểu biết pháp luật ngày càng cao hơn.

      Thứ ba, quá trình hội nhập quốc tế có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp luật. Bên cạnh đó, nhu cầu hiểu biết về pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài của các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và đội ngũ luật sư, tư vấn pháp luật của Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, các cử nhân Luật cần được trang bị một cách toàn diện các kiến thức về pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, đồng thời được trang bị những kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực Luật quốc tế, để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc sau khi tốt nghiệp. Điều này chắc chắn sẽ là mục tiêu, định hướng xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ ngành luật thời hội nhập tại Trường Đại Vinh trong giai đoạn hiện nay.

    2. Chất lượng, quy mô đào tạo:

      Trong những năm vừa qua đào tạo luật ở Trường Đại học Vinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chất lượng và quy mô đào tạo. Được sự quan tâm của các Bộ ngành hữu quan, của chính quyền địa phương và sự kỳ vọng của xã hội, Trường Đại học Vinh đã thực sự khẳng định được thương hiệu của mình về đào tạo ngành luật ở khu vực Bắc miền Trung và trong phạm vi cả nước.

      Về chất lượng đào tạo, Nhà trường và Khoa luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọngnhất trong công tác tuyển sinh và xuyên suốt quá trình đào tạo. Nhà trường luôn đi đầu trong việc tiếp cận với các phương thức đào tạo hiện đại; mục đích và phương châm của Nhà trường là đào tạo phải gắn liền với nhu cầu xã hội, sinh viên ngành luật ra trường vừa có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu vừa có kỹ năng nghề nghiệp tốt đáp ứng yêu cầu tuyển dụng vào các môi trường làm việc khác nhau. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy sinh viên ngành luật ra trường có cơ hội xin việc làm rất tốt, khi về làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp đều được đánh giá cao, các bạn rất dễ thích ứng với các vị trí công việc được giao, thái độ và tinh thần làm việc tích cực.

      Về quy mô đào tạo ngành luật, đây thực sự là bước phát triển rõ nét nhất khi nói về quy mô đào tạo ở Trường Đại học Vinh trong những năm vừa qua. Hiện nay, ngành luật đã có phạm vi đào tạo rộng khắp trên các vùng miền cả nước với các hệ đào tạo, trình độ và đối tượng đào tạo đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu, nguyện vọng của người học. Tổng số sinh viên ngành luật ở các hệ đào tạo tại thời điểm hiện nay là khoảng 21.000 học viên, sinh viên.

    3. Những điểm nhấn, nổi bật trong quá trình đào tạo:

Có thể nhận thấy một số điểm nhấn, nổi bật quan trọng trong quá trình đào tạo ngành luật học ở Trường Đại học Vinh sau đây:

Thứ nhất, chất lượng và quy mô đào tạo đã có bước phát triển rất mạnh mẽ để Khoa Luật, Trường Đại học Vinh thực sự là địa chỉ đào tạo có uy tín ở khu vực Bắc miền Trung và trên phạm vi cả nước trong những năm vừa qua và trong thời gian tới đây.

Thứ hai, đào tạo Cao học Luật chuyên ngành “Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật” đã bước sang khóa đào tạo thứ hai với lượng học viên theo học vượt trội. Trong đợt tuyển sinh năm nay, Nhà trường đã mở rộng địa bàn đào tạo ở các tỉnh miền Nam và đã nhận được sự đón nhận rất tích cực của người học ở các địa phương đó.

Thứ ba, một trong những thế mạnh của công tác đào tạo ngành luật học của Khoa Luật, Trường Đại học Vinh hiện nay là khoa có một đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trẻ, tâm huyết, trình độ chuẩn được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Các Thầy, Cô giáo ở Khoa luôn nhiệt tình, có trách nhiệm với nghề, lấy chất lượng đào tạo và nguyện vọng, lợi ích của người học làm mục đích trên hết.

Thứ tư, trong quá trình đào tạo Khoa Luật luôn tăng cường hợp tác, kết nối với các cơ sở đào tạo luật trong cả nước, các cơ quan Tư pháp, doanh nghiệp ... để hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh kiệm, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với kỹ năng, kinh nghiệm, yêu cầu từ thực tiễnxã hội qua đó sinh viên có điều kiện tốt nhất trong học tập để tích lũy và rèn luyện tại một môi trường đào tạo hiện đại, có trách nhiệm của Trường Đại học Vinh.