Như chúng ta đã biết, sách là kho tàng quý báu của nhân loại. Đọc sách là một cách để con người tự học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, đồng thời, giúp mỗi người luôn theo kịp xu thế của thời đại, trở thành người có tri thức tiên tiến để giúp ích cho xã hội cũng như góp phần phát triển văn hóa xã hội. Nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa Maksim Gorky đã từng nói: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa về tầm quan trọng của việc đọc sách với con người.

 

Trong chương trình Tập huấn về Phát triển Văn hóa đọc với chủ đề: “Kỹ năng đọc - nhớ hiệu quả” của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai năm 2023, có nhiều nội dung được triển khai nhằm trang bị cho người làm công tác thư viện những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ để góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nói chung và nhà trường nói riêng. Tiếp nối bài viết “Một số trao đổi, chia sẻ về việc hình thành thói quen đọc sách”, ở bài viết này, chúng tôi mong muốn tiếp tục được cung cấp các thông tin và trao đổi, chia sẻ cùng bạn đọc một số nội dung về phương pháp và quy tắc đọc nhanh - nhớ lâu. Chúng tôi hi vọng, bài viết sẽ góp một phần nhỏ vào việc tuyên truyền, cổ động phong trào đọc sách trong cộng đồng xã hội và học sinh, sinh viên của Nhà trường.

 

 

1. Bản chất của trí nhớ khi đọc sách

Bản chất của trí nhớ khi đọc sách được hình thành từ 3 bản năng cốt lõi của trí nhớ như sau:

Sự hình dung tưởng tượng là bản năng cốt lõi của trí nhớ khi ta tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan thì mọi diễn biến phong phú xảy ra trong tâm trí được hiểu là hình dung tưởng tượng. Điều tưởng tượng dù có thể đúng hoặc chưa đúng, nó vẫn diễn ra trong tâm trí; nó giúp cho sự nhận thức sâu sắc về mọi thứ xung quanh ta. Đó là sự tái hiện hoặc làm mới chuỗi những sự kiện đã từng lưu trú trong tiềm thức, hoặc là chưa từng xảy ra theo khả năng tưởng tượng của mỗi người. Khi đọc sách là khi ta tiếp nhận lượng lớn thông tin qua mắt - não dưới dạng ngôn ngữ cần giải mã và có thể là hình ảnh. Nên khi giải mã ra, sự tưởng tượng là tối đa và vô cùng phong phú. Việc rèn luyện đọc sách là lúc trí tuệ giải mã những thông điệp của tác giải qua trí tưởng tượng. Nên đây là một phương pháp phát triển trí nhớ vô cùng quan trọng và hữu ích.

Sự liên tưởng là bản năng cốt lõi của trí nhớ, khi những sự tưởng tượng được liên kết lại với nhau theo một cách logic nào đó hay một quy luật nào đó mà trí năng có thể tưởng tượng ra. Sự liên tưởng cho phép mọi sự tưởng tượng gắn kết với nhau thành chuỗi sự kiện, bám chắc sâu trong tâm trí, giúp trí nhớ phát triển mạnh mẽ. Khi đọc sách, ngoài việc trí nhớ giải mã kiến thức, thông điệp dưới dạng những hình dung tưởng tượng, thì đọc sách còn giúp trí nhớ liên tưởng kết nối những bài học kiến thức từ tác tác giả đến chính độc giả và kết nối những trải nghiệm quá khứ cũng như tương lai. Nội dung những cuốn sách đóng vai trò như những điểm chạm, yếu tố gây kích hoạt hay một sự giợi nhớ nào đó trong thế giới tâm trí bao la rộng lớn của tác giả. Từ đó kích hoạt lên toàn bộ sự tưởng tượng về trải nghiệm đã từng diễn ra trong quá khứ, hoặc chưa từng có, chỉ là tưởng tượng trong tâm trí. Sau đó, liên kết lại với nhau thành những câu chuyện, hay một diễn biến tâm lý đây sống động nào đó. Và, sự liên tưởng là một bản năng quan trọng, trọng đại đầy cảm xúc gọi là SEE trong ký ức.

Vị trí liên kết là bản năng của trí nhớ, khi sự kiện được diễn ra trong một bối cảnh liên kết cụ thể như mốc thời gian, địa điểm và bối cảnh xung quanh. Điều này thường cố định không thay đổi trong ký ức và có tính duy nhất. Khi đọc sách, với những sự kích hoạt từ nội dung hay bài học hay ngôn từ gợi nhớ. Thông qua sự hình dung tưởng tượng và liên tưởng phong phú sẽ xuất hiện vị trí liên kết đến mốc giới, bối cảnh cũ đã từng xảy ra trong quá khứ. Điều này rất ý nghĩa trong việc phát huy tài năng, nếu đó là trải nghiệm đầy mạnh mẽ, hoặc có thể giúp bạn xem lại, chữa lành, thay đổi thái độ tư duy khi nghĩ về sự kiện hay bài học đó. Đó là mấu chốt của việc phát triển và trở nên thành công trong tương lai.

 

(Ảnh minh họa từ bài viết: Đọc sách sẽ tăng cường trí nhớ, nâng cao tuổi thọ và kỹ năng viết lách)

 

2. Phương pháp sơ đồ ghi nhớ nhanh 5w + h

Tại sao nên dùng phương pháp này? Sử dụng phương pháp này giúp chúng ta gợi nhớ thông tin đã tiếp nhận một cách đầy đủ. Đồng thời, giúp phân tích thông tin rõ ràng để để tìm giải pháp và lên kế hoạch.

3. Công thức luyện đọc nhớ 1:1 và 2:1:1

Thực hành đọc toàn não (1:1) (1 phút đọc + 1 phút nhớ)

4. Phương pháp sơ đồ tư duy, sơ đồ sketchnote để ghi nhớ

- Sơ đồ tư duy (mind map) được phát minh bởi nhà tâm lý, tác giả Tony Buzan và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Sơ đồ tư duy là một hình thức sử dụng các hình ảnh, ký tự sinh động, nhiều màu sắc, có tính tổ chức cao để thể hiện một hệ thống kiến thức, ý tưởng nhất định.

Sơ đồ tư duy chính là phương pháp ghi chép thông minh, một công cụ tuyệt vời để giải phóng những thói quen sử dụng não bộ sai cách. Cấu trúc phân nhánh, từ khóa của sơ đồ tư duy mô phỏng chính xác các mạng lưới noron (tế bào) thần kinh não bộ hoạt động. Nên sơ đồ tư duy không chỉ giúp nâng cao hiệu suất học tập, làm việc trung bình 23% mà còn là công cụ động não tốt nhất hiện có. Giúp kích thích tiềm nưng não bộ, thúc đẩy các luồng sáng tạo mới.

- Sơ đồ tư duy thông dụng, bao gồm: (1) Một chủ đề trung tâm đặt chính giữa, (2) từ đó tỏa ra các nhánh chính là ý lớn, (3) từ mỗi ý lớn lại tỏa ra các nhánh nhỏ là ý phụ, (4) các hình minh họa ấn tượng. Cứ như vậy, một sơ đồ tư duy được tạo ra giống hệt như mạng lưới hoạt động của hệ thống noron thần kinh não bộ.

 

 

 

- Các bước sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả:

Thứ nhất, lọc từ khóa và lựa chọn dạng sơ đồ tư duy: Đây là bước rất quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu, nhớ lâu, từ đó chọn được định dạng sơ đồ tư duy phù hợp như sơ đồ não phải, sơ đồ xương cá… Đồng thời, lọc từ khóa giúp giảm thiểu số lượng chữ xuất hiện trong sơ đồ, có thêm không gian trống cho hình ảnh. Ít chữ, nhiều hình ảnh, cấu trúc sơ đồ logic rõ ràng chính là món ăn ngon nhát, bổ dưỡng nhất dành cho não bộ.

Thứ hai, mã hóa hình ảnh (dùng biểu tượng gợi nhớ từ khóa): Theo Richard Feder: “Chúng ta tiếp thu các kiến thức dưới dạng hình ảnh, sơ đồ trực quan nhanh hơn 60.000 lần so với những kiến thức dưới dạng chữ”. Do đó, việc sử dụng hình ảnh, màu sắc, từ khóa mã hóa có thể giúp lưu trữ một lượng lớn thông tin một cách hệ thống logic, thể hiện sự kết nối nội dung tổng quan cho tới các ý tưởng riêng lẻ, dễ dang tư duy giải quyết và trình bày các vấn đề phức tạp. Vậy nên, một hình ảnh hơn vạn lời nói.

Thứ ba, “lặp lại là mẹ của trí nhớ”: Điểm đặc trưng của sơ đồ tư duy là càng vẽ lại nhiều lần càng thấu hiểu và nhớ sâu sắc. Làm việc với sơ đồ tư duy là một tiến trình đi thẳng từ lớp ý thức sang lớp tiềm thức. Bởi vậy, chúng ta không phải cố ghi nhớ như những cách học truyền thống. Chúng ta chỉ cần vẽ, việc nhớ đã có tiềm thức lo.

- Một số dạng sơ đồ tư duy phổ biến:

Sơ đồ xương cá: Biểu đồ xương cá hay biểu đồ Ishikawa là công cụ giúp chúng ta theo dõi các nguyên nhân của những sự thất bại hoặc không hoàn hảo, khiếm khuyết. Biểu đồ hình xương cá với vấn đề chính ở đầu và bộ xương sống là các nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Khi đã liệt kê đủ nguyên nhân của vấn đề cũng là lúc bạn có thể bắt tay vào tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo vấn đề không tái diễn.

 

Sơ đồ độc bản: Là một loại sơ đồ tư duy do chính bạn tự sáng tạo ra, tuân theo những nguyên lý cơ bản của não bộ, còn lại bạn có thể sáng tạo thoải mái. Ví dụ như hình dưới là một sự pha trộn, kết hợp giữa nhiều cách thể hiện: vừa sơ đồ tư duy cơ bản, vừa sơ đồ quan hệ, vừa diễn họa thông tin.

 

 

5. Một số quy tắc giúp bạn đọc nhanh - nhớ lâu

Theo tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều phương pháp cũng như quy tắc để giúp chúng ta đọc sách hiệu quả, đọc nhanh - nhớ lâu. Ở đây, chúng tôi xin trao đổi, chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin để Đọc nhanh - Hiểu sâu - Nhớ lâu mà chúng tôi đã từng được tiếp cận. Hi vọng những chia sẻ này sẽ góp phần hỗ trợ các bạn HSSV đạt được hiệu quả tốt hơn trong quá trình học tập.


Thứ nhất: Làm thế nào để học nhanh và nhớ lâu? Chúng tôi xin được chia sẻ một số kỹ thuật và phương pháp có thể giúp bạn như sau: (1) Tập trung và tạo không gian học tập. Đảm bảo rằng bạn đang ở một không gian yên tĩnh, không có sự xao nhãng và giúp bạn tập trung tối đa. Tạo một lịch học tập và tránh việc chồng chéo công việc; (2) Hiểu sâu và học hiệu quả. Đừng chỉ học để thuộc lòng mà hãy cố gắng hiểu sâu hơn về chủ đề. Tìm cách liên kết các thông tin liên quan và áp dụng chúng vào thực tế; (3) Sử dụng các kỹ thuật học tập. Có nhiều kỹ thuật học tập như Mind mapping (bản đồ tư duy), tóm tắt, ghi chú, học qua video hướng dẫn... sử dụng chúng giúp bạn tiết kiệm thời gian và học hiệu quả hơn; (4) Thực hành thường xuyên. Nếu bạn muốn nhớ lâu, hãy thực hành nhiều. Ví dụ: nếu bạn học ngoại ngữ, hãy luyện nói, viết, đọc, nghe thường xuyên; (5) Sử dụng các kỹ thuật nhớ: Có nhiều kỹ thuật nhớ như liên tưởng, lặp lại, hình ảnh, kỹ thuật Pomodoro... sử dụng chúng giúp bạn nhớ lâu và tăng cường khả năng ghi nhớ; (6) Tìm nguồn động lực: Tìm nguồn động lực để tiếp tục học tập và nâng cao kỹ năng. Ví dụ: xem các video, đọc sách, trò chuyện với những người có kinh nghiệm.

 

Thứ hai: Quy tắc để đọc nhanh - nhớ lâu

 Quy tắc 1: Học thông qua các giác quan: Việc sử dụng nhiều giác quan khác nhau nhằm kích hoạt các khu vực khác nhau trong não của bạn, giúp bạn học nhanh và nhớ lâu hơn. (1) Sử dụng thị giác: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ và các hình minh họa khác để minh họa các khái niệm. Điều này sẽ giúp bạn hình dung và lưu trữ thông tin một cách dễ dàng hơn; (2) Sử dụng thính giác: Lắng nghe giảng dạy, đọc lại bài giảng, và lập lại bản ghi âm để bạn có thể nghe lại những khái niệm và thông tin mới. Điều này cũng giúp bạn lưu thông tin một cách dễ dàng hơn; (3) Sử dụng xúc giác: Tạo ra các kết nối giữa các khái niệm và trải nghiệm thực tế của bạn. Ví dụ: nếu bạn đang học về vận tốc, bạn có thể cố gắng trải nghiệm vận tốc bằng cách lái xe hoặc tập chạy nhanh; (4) Sử dụng vị giác: 


Quy tắc 2: Sử dụng phương pháp ghi nhớ: Có nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để đọc nhanh và nhớ lâu. Nội dung này chúng tôi đã trình bày cụ thể ở các phần trên, ở đây chúng tôi chỉ nhắc lại ý chính và làm rõ thêm về mặt kỹ thuật khi áp dụng: (1) Sử dụng các kỹ thuật ghi nhớ như kỹ thuật liên tưởng, kỹ thuật phân tích và kỹ thuật ghi chép hiệu quả để kích hoạt khả năng ghi nhớ của não một cách hiệu quả; (2) Chia nhỏ nội dung và sử dụng các bản tóm tắt hoặc sơ đồ tư duy để hiểu và ghi nhớ dễ dàng hơn; (3) Đọc từ các tài liệu chính xác và tin cậy, chú trọng đến các chi tiết quan trọng và hạn chế những thông tin thừa; (4) Thực hành đọc và ghi chép các ý chính và điểm quan trọng của nội dung để giúp bạn nhớ lâu hơn; (5) Sử dụng các kỹ thuật như kỹ thuật chạy mắt để đọc nhanh hơn; (6) Tập trung tối đa và loại bỏ những yếu tố phân tâm khi đọc để giúp não tập trung và ghi nhớ tốt hơn; (7) Sử dụng phương pháp kết hợp giữa các giác quan để kích hoạt khả năng nhớ của não. Ví dụ: đọc và ghi chép trong khi lắng nghe âm thanh hoặc sử dụng hình ảnh để minh họa các khái niệm; (8) Tập trung vào nội dung đọc thay vì chỉ đọc từng từ, điều này giúp bạn có thể đọc nhanh hơn mà không mất đi hiệu quả của việc nhớ; (9) Thực hành đọc thường xuyên để cải thiện kỹ năng đọc và khả năng ghi nhớ.

 

 

Quy tắc 3: Lập kế hoạch và phân tích: những kỹ năng quan trọng để đọc nhanh và nhớ lâu. (1) Lập kế hoạch: Trước khi bắt đầu đọc, hãy lập một kế hoạch cho quá trình đọc của bạn. Xác định mục tiêu đọc và thời gian cần thiết để hoàn thành nó. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn và giảm thiểu thời gian lãng phí; (2) Phân tích: Khi đọc, hãy tập trung vào các ý chính của tài liệu. Điều này giúp bạn giữ được một cái nhìn toàn cảnh và không bị sa lầy vào những chi tiết không quan trọng. Bạn cũng nên đặt câu hỏi cho mình để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về tài liệu; (3) Tóm tắt: Sau khi đọc xong, hãy tóm tắt lại những ý chính của tài liệu. Việc này giúp bạn củng cố lại kiến thức và làm cho những thông tin được ghi nhớ lâu hơn; (4) Luyện tập: Cuối cùng, nhớ rằng kỹ năng đọc nhanh và nhớ lâu chỉ có thể đạt được thông qua việc luyện tập thường xuyên. Bạn có thể tìm kiếm những bài đọc ngắn và thực hành đọc nhanh và tóm tắt lại những ý chính của chúng.

 

 

 

Quy tắc 4: Sử dụng kỹ năng học tập hiệu quả: Để đọc nhanh và nhớ lâu, bạn có thể sử dụng các kỹ năng học tập hiệu quả sau đây: (1) Tập trung: Để đọc hiệu quả, bạn cần phải tập trung hoàn toàn vào nội dung. Hãy tắt các thiết bị điện tử, bỏ qua các tưởng tượng khác và tập trung vào nội dung; (2) Quan sát: Trước khi bắt đầu đọc, hãy xem qua tài liệu một cách cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể về nội dung và định hướng cho quá trình đọc sau; (3) Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu đọc, hãy xác định mục tiêu của mình. Bạn cần hiểu rõ mục đích của mình là gì để có thể đọc nhanh và nhớ lâu; (4) Sử dụng kỹ thuật quét: Kỹ thuật quét giúp bạn đọc nhanh hơn bằng cách chạy mắt nhanh qua các đoạn văn bản và chỉ dừng lại ở những từ quan trọng. Khi sử dụng kỹ thuật này, hãy tập trung vào những từ khóa, câu chủ đề, câu hỏi hoặc tổng kết. (Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo và sử dụng một số nội dung từ tài liệu tập huấn Phát triển Văn hóa đọc của Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao & du lịch, và các website có thông tin liên quan; các hình ảnh minh họa được sưu tầm từ internet).

 

 

(Đức Bình & Ngọc Diệp - Thư viện NTH)