Cuộc
thi Đại sứ Văn hóa đọc là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên
toàn quốc, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình
thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy niềm đam mê,
thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao năng
lực tiếp cận thông tin, tri thức, khả năng sáng tạo, khơi dậy khát vọng cống hiến,
phát triển đất nước, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người
Việt Nam. Vòng Chung kết Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 diễn ra trong khoảng
thời gian từ tháng 7 đến tháng 10/2024.
Để
hưởng ứng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024, Trung tâm Thông tin Thư viện
Nguyễn Thúc Hào đã có nhiều bài viết để tuyên truyền, chia sẻ các thông tin về
Cuộc thi cũng như tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng của
sách và việc đọc sách trong cộng đồng nói chung và nhà trường nói riêng. Đồng
thời, nêu cao vai trò, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của công tác thư viện
và những người làm việc trong ngành thư viện đối với việc lan tỏa, phát triển
văn hóa đọc. Ở bài viết này, một lần nữa
chúng tôi muốn chia sẻ những thông tin cũng như thông điệp từ bà Kiều Thúy Nga
- Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Tổ chức
Chung kết toàn quốc Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Bà
Kiều Thúy Nga - Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trong
quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết được khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện
tử Giáo dục Việt Nam, Bà đã có một số trao đổi về Cuộc thi và chúng tôi xin được
chia sẻ đến bạn đọc như sau:
Thứ nhất: Đây là một trong những hoạt
động triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cuộc
thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 nhằm khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào
đọc trong thế hệ trẻ, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc
sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng và xây dựng
xã hội học tập ở Việt Nam. Đồng thời, Thông qua các hoạt động, cuộc thi khẳng định
vị trí, vai trò của văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa đọc trong việc góp phần
lan tỏa tri thức, nâng cao dân trí, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm
hồn, hình thành lối sống lành mạnh, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào
dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đối với thế hệ trẻ.
Thứ hai, Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc
năm 2024 được khởi động từ tháng 03/2024. Sau 04 tháng phát động và triển khai,
Cuộc thi đã thu hút 1.686.865 học
sinh, sinh viên từ gần 9.200 cơ
sở giáo dục tham gia vòng sơ khảo. Ban Tổ chức đã nhận được 517 bài dự thi là các bài đạt giải
cao tại vòng sơ khảo từ 60 tỉnh/thành,
các trường đại học, học viện thuộc Bộ Quốc phòng và 43 trường cao đẳng, đại học, học
viện trên cả nước tham gia vòng chung kết. Qua tổ chức chấm chọn, có thể thấy,
nhiều bài dự thi được chuẩn bị công phu, đảm bảo cả về nội dung và kỹ thuật, có
tác dụng giáo dục lớn và có hiệu ứng tốt đối với người xem. Cuộc thi đã phát
huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của các em học sinh, sinh viên.
Đặc
biệt, chất lượng các bài dự thi năm nay đã có sự nâng cao, thể hiện sự xuất sắc
trong ý tưởng, cách chọn cuốn sách chia sẻ, nội dung, kỹ thuật viết cũng như khả
năng sáng tạo. Nhiều câu chuyện cảm động, cuốn sách hay đã được chia sẻ. Các em
đã thể hiện niềm say mê và dành nhiều tâm huyết để thực hiện bài dự thi. Một số
bài thi đã sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, khiến khả năng lan tỏa được tăng cường
hơn.
Thứ ba: Từ 517 bài dự thi tại
vòng chung kết, Ban Tổ chức và Ban Giám khảo đã lựa chọn được 140 bài dự thi xuất
sắc để trao giải. Việc chấm chọn các bài dự thi dựa trên Thể lệ Cuộc thi đã được
ban hành kèm theo Công văn số 1173/BVHTTDL ngày 22/3/2024 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, cụ thể: Bài dự thi phải đảm bảo trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được
đặt ra trong Đề thi; có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với thuần phong
mỹ tục và văn hóa Việt Nam, đảm bảo tính chính xác, an toàn thông tin và các
quy định pháp luật khác có liên quan; hình thức trình bày có thể sử dụng một
trong 02 hình thức là viết (đánh máy hoặc viết tay) hoặc dựng video. Bên cạnh
đó, các Bài dự thi cũng cần tuân thủ quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền
tác giả và quyền liên quan...
Thứ tư: Ban Giám khảo gồm 11
thành viên, đều là những người có chuyên môn và kinh nghiệm, đã từng tham gia
chấm thi trong các cuộc thi trước đây. Đặc biệt, năm nay, Ban Tổ chức đã mời
thêm một số giảng viên từ các trường đại học để tham gia vào quá trình chấm
thi, nhằm nâng cao chất lượng và tính chuyên môn của cuộc thi. Qua đây, Ban Tổ
chức kỳ vọng, những bài dự thi đạt giải sẽ không chỉ xuất sắc về nội dung mà
còn mang tính sáng tạo cao, có khả năng truyền cảm hứng và lan tỏa thông điệp
tích cực về văn hóa đọc. Những bài dự thi có tính nhân văn, sáng tạo và khả
năng ứng dụng thực tiễn sẽ được đánh giá cao.
Thứ năm: Việc thúc đẩy văn hóa đọc
ở các khu vực khó khăn như biên giới, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội khó khăn,
người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật là một nhiệm vụ quan
trọng và mang tính chiến lược. Đây là một câu hỏi rất ý nghĩa và thiết thực, nhằm
tìm kiếm những giải pháp cụ thể để thúc đẩy văn hóa đọc trong các đối tượng đặc
biệt này. Tin rằng, các bài dự thi sẽ mang đến nhiều sáng kiến hữu ích, từ việc
xây dựng các tủ sách lưu động, tổ chức các buổi đọc sách cộng đồng, đến việc phát
triển các ứng dụng đọc sách điện tử phù hợp với người khuyết tật. Những sáng kiến
này không chỉ giúp nâng cao văn hóa đọc, mà còn góp phần cải thiện chất lượng
cuộc sống và tri thức của người dân ở các vùng khó khăn.
Thứ sáu: Qua các bài dự thi, có thể
nhận thấy: Văn hóa đọc đã có tác động rất lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận
thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Từ việc đọc sách, các em đã hình thành
lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác. Một số em học sinh, sinh
viên đã âm thầm trở thành những đại sứ văn hóa đọc, đem sách và tình yêu sách đến
với những hoàn cảnh còn khó khăn trong cộng đồng xã hội. Cuộc thi Đại sứ Văn
hóa đọc sẽ tiếp tục được lan tỏa và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, trở
thành một hoạt động thường niên thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Cuộc
thi không chỉ mang đến những giá trị về tri thức mà còn góp phần xây dựng một
xã hội văn minh, giàu bản sắc văn hóa. Thông điệp gửi đến thế hệ trẻ là: “Hãy đọc
sách mỗi ngày, vì sách là người bạn đồng hành tuyệt vời trên con đường chiếm
lĩnh tri thức và cuộc sống!".
Ban Giám khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa
đọc năm 2024
(Cao Thị Thủy - Thúy
Lan - Thư viện NTH)