Thư viện hiện đại thiết kế không gian mở, với các khu vực sách truyền thống, tra cứu tài liệu điện tử, thư giãn… khơi gợi cảm hứng đọc sách cho học sinh.

Thư viện Trường Quốc tế Á Châu. Ảnh: XIN TÊN NGƯỜI CHUP

Trong thời 4.0, với sự phát triển công nghệ, nhiều người chọn cách tiếp cận tri thức thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại như: điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng, tivi... Song tầm quan trọng của sách vẫn không giảm sút. Đọc sách vẫn được đánh giá là phương pháp học tập, bổ sung kiến thức hiệu quả, là món ăn tinh thần mang đến những trải nghiệm thú vị cho người đọc.

Theo các chuyên gia giáo dục, đối với học sinh, sách cũng là một người thầy, giúp các em trau dồi kiến thức, kích thích trí não, tăng khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo, nuôi dưỡng tâm hồn... Từ đó, các em xây dựng cho mình những nền tảng tri thức, kỹ năng, biết cách đối nhân xử thế và có cái nhìn rộng mở về thế giới xung quanh để trở thành người công dân toàn cầu trong thời đại mới.

"Thấu hiểu tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển của học sinh, chúng tôi hàng năm đều quan tâm đầu tư và phát triển không gian thư viện". Tại thư viện nhà trường, học sinh có thể đọc sách, tra cứu tài liệu, trao đổi, chia sẻ những ý tưởng, tổ chức các buổi họp nhóm hoặc thư giãn sau những buổi học trên lớp.

Khu vực sách tại thư viện Trường Quốc tế Á Châu. Ảnh: XIN TÊN NGƯỜI CHUP

Thư viện được thiết kế với không gian mở gồm khu vực đọc sách và khu vực thư giãn. Cả hai khu vực đều trang bị nhiều chỗ ngồi phục vụ nhu cầu học tập, giải trí như: bàn ghế ngồi học, ghế tựa nhiều màu sắc, ghế đệm hơi, sofa...

Bên cạnh nguồn tài liệu truyền thống, nhà trường còn đầu tư hệ thống thư viện điện tử để giúp học sinh kết nối với nguồn tri thức toàn cầu. Mô hình thư viện sách và thư viện điện tử theo hướng Learning Commons với những thông tin được cập nhật thường xuyên giúp học sinh có thể tự tra cứu, đọc tài liệu, nghiên cứu, thảo luận các vấn đề quan tâm.