Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của UNESCO đã được thiết kế để hỗ trợ triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của UNESCO, công cụ thiết lập tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về khoa học mở.
Khuyến nghị này đã được 193 quốc gia phê chuẩn vào tháng 11/2021 tại phiên thứ 41 Hội nghị Toàn thể UNESCO. Khuyến nghị cung cấp một định nghĩa được quốc tế đồng thuận và một tập hợp các giá trị và nguyên tắc hướng dẫn được chia sẻ cho khoa học mở. Nó cũng xác định một tập hợp các hành động tiến hành để vận hành khoa học mở công bằng và không thiên vị cho tất cả các mức độ cá nhân, tổ chức, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Khoa học Mở có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Khoa học mở kết hợp nhiều phong trào, thực hành và hành động khác nhau nhằm làm cho tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học truy cập được tới bất kỳ ai vì lợi ích không chỉ của các nhà khoa học mà còn của xã hội như một tổng thể. Khái niệm khoa học mở tham chiếu tới việc mở khoa học ra cho các độc giả, những người có thể không có khả năng kham được việc thanh toán để truy cập các bài báo khoa học thích hợp, mà còn mở khoa học ra xuyên các đường biên giới, giữa các ngành và vượt ra khỏi các cộng đồng riêng rẽ.
Bằng việc thúc đẩy khoa học mà truy cập được nhiều hơn, hòa nhập toàn diện và minh bạch hơn, khoa học duy trì quyền của bất kỳ ai để chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó, như được nêu trong Điều 27.1 của Tuyên ngôn Nhân Quyền Phổ quát.
Tập hợp 8 hướng dẫn đầu tiên
Phiên bản này được mang vào thực tiễn sẽ đòi hỏi các nỗ lực có phối hợp đối với tất cả mọi người. UNESCO đã phát triển Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt), một bộ sưu tập các hướng dẫn, tóm tắt chính sách, tờ tin, và các bảng chỉ mục, để hỗ cho những nỗ lực cộng tác này.
Vào tháng 12/2022, UNESCO đã phát hành Bộ công cụ Khoa học Mở (bản dịch sang tiếng Việt) của nó nhân Ngày Khoa học Mở được Nền tảng Khoa học Mở châu Phi đồng tổ chức bên lề của Diễn đàn Khoa học ở Cape Town, Nam Phi. Diễn đàn này từng là địa điểm thích hợp đặc biệt cho việc ban hành, vì chủ đề khoa học của nó là về công bằng xã hội.
Tập hợp 8 hướng dẫn đầu tiên đã được chuẩn bị trong quan hệ đối tác với các Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của UNESCO và với các chuyên gia từ các tổ chức đối tác.
“Việc cùng lúc đưa ra các hướng dẫn đo từng là một phần công việc cộng tác thực sự đối với OASPA, trước hết trong việc viết chúng và sau đó chia sẻ với cộng đồng xuất bản truy cập mở để có được phản hồi và phát triển tiếp”, cô Claire Redhead, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Xuất bản Học thuật Truy cập Mở, nói. “Thực sự là phấn khích để tháy chúng bây giờ như một phần của bộ công cụ của UNESCO và tôi hy vọng chúng làm lợi cho các nhà xuất bản truy cập mở trong lộ trình của họ để triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở trong các thực hành xuất bản của họ. Chúng tôi biết ơn UNESCO vì tổ chức các hướng dẫn và cũng biết ơn Iryna Kuchma của EIFL vì làm việc với OASPA về chúng và tạo ra các hướng dẫn cho các nhà xuất bản truy cập mở một tài nguyên thực sự có giá trị và phù hợp toàn cầu”.
Mục đích là để xây dựng sự hiểu biết chung và xác định các bước nhằm tăng cường cho các hệ thống khoa học mở công bằng và bền vững, từ việc phát triển các chính sách cho tới ứng dụng các hạ tầng mở. Các phần của Bộ công cụ cung cấp hướng dẫn cho việc tích hợp các giá trị và các nguyên tắc của khoa học mở vào các quy trình và thực hành khoa học.
Điều gì tiếp theo?
“Việc chuyển đổi sang mô hình khoa học mở toàn cầu chỉ mới bắt đầu. Các quốc gia và các nhà khoa học khắp trên thế giới sẽ cần hỗ trợ và hướng dẫn mỗi bước đi của con đường này”, ông Ezra Clark, Giám đốc Bộ phận Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở ngành Khoa học Tự nhiên của UNESCO, quan sát thấy.
Đối tác với các thành viên của các Nhóm Làm việc về Khoa học Mở của UNESCO, Ban thư ký của UNESCO đang chuẩn bị các bảng chỉ mục các tài nguyên khoa học mở sẽ sẵn sàng trong năm 2023 để giúp định vị các tư liệu đào tạo, các tài nguyên kiến thức mở về các chủ đề ưu tiên và các công cụ chính sách đang được sử dụng để tạo lập và hỗ trợ chuyển đổi sang khoa học mở khắp trên thế giới.
Các tài liệu sau đây sẽ sớm có:
Các bảng chỉ mục:
Chỉ mục Xây dựng Năng lực Khoa học Mở của UNESCO
Chỉ mục các Nền tảng Chia sẻ Kiến thức Khoa học Mở của UNESCO
Đài quan sát Toàn cầu của UNESCO về các Công cụ Chính sách Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (GO-SPIN) - module Khoa học Mở
Các hướng dẫn
Thu hút xã hội vào khoa học mở
Nuôi dưỡng phần cứng nguồn mở cho khoa học mở
Trao quyền cho nghề nhà báo về khoa học mở
Thúc đẩy các đối thoại mở với các hệ thống kiến thức khác
Các danh sách kiểm tra
Các tờ tin
Hướng tới việc xuất bản học thuật công bằng
Các quyền sở hữu trí tuệ và khoa học mở
Vượt qua các thách thức để triển khai khoa học mở
Thông tin thêm
Theo: https://www.unesco.org/en/articles/unescos-toolkit-can-help-accelerate-transition-global-open-science?hub=686
Bài được đưa lên Internet ngày: 03/04/2023; Cập nhật mới nhất: 04/04/2023