Thư viện thế kỷ XXI không chỉ là một trung tâm tri thức, mà
còn trở thành một trung tâm thông tin, văn hóa, giải trí. Ở đó, không chỉ có
sách, báo, tạp chí in trên giấy mà còn có các xuất bản phẩm dưới dạng điện tử nối
mạng Internet và có các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, văn hóa, giải
trí… Vì vậy, hình thức tổ chức và phương
pháp hoạt động của thư viện hiện nay phải kết hợp giữa thư viện truyền thống với
thư viện điện tử, thư viện số và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bạn đọc.
Chúng ta hiểu
rằng, truyền thống văn hoá, tri thức của các dân tộc trên thế giới đã, đang
được lưu truyền trong các thư viện, cơ quan lưu trữ và bảo tàng, đó là linh hồn
của các dân tộc. Chúng ta đang cần nó và mỗi người trong chúng ta có cách tiếp
cận các tư liệu, hiện vật đó theo nhu cầu khác nhau của mình, có người thì tiếp
cận thông tin về một sự vật hay một hiện
tượng, một khái niệm hay một ý niệm, người khác thì tiếp
cận theo một cốt truyện hay một sự kiện, một vần
thơ hay một lời ca,... và điều hiển nhiên là để chúng ta trải nghiệm
nó trong hiện tại và cho tương lai. Tất cả những mong muốn trên chỉ có thể thực
hiện thành công ngoài việc chúng ta quan tâm đến thu thập, phổ biến, bảo quản,
bảo tồn nghiêm ngặt tài liệu, hiện vật; và cần thiết phải có một môi trường,
không gian học tập, giải trí phù hợp, thân thiện để mọi người đều muốn đến.
Thư viện thế kỷ XXI không chỉ là một trung tâm tri thức, mà
còn trở thành một trung tâm thông tin, văn hóa, giải trí. Ở đó, không chỉ có
sách, báo, tạp chí in trên giấy mà còn có các xuất bản phẩm dưới dạng điện tử nối
mạng Internet và có các hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin, văn hóa, giải
trí… Vì vậy, hình thức tổ chức và phương
pháp hoạt động của thư viện hiện nay phải kết hợp giữa thư viện truyền thống với
thư viện điện tử, thư viện số và đáp ứng các nhu cầu khác nhau của bạn đọc.
Thư viện Nguyễn Thúc Hào là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng
nhất trong Nhà trường. Sinh
viên các ngành đào tạo có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau như:
từ các giảng viên, từ các hội nghị, hội thảo khoa học, từ các cơ sở thực hành -
thí nghiệm nghiệm, từ thực tiễn xã hội và từ thư viện. Trong những nguồn thông
tin ấy, thông tin từ thư viện sẽ hết sức quan trọng, đầy đủ, toàn diện, phong
phú và đa dạng nhất. Vì đó là những thông tin đã được sàng lọc qua nhiều khâu,
hầu hết có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, được tích luỹ lâu dài và được kiểm
nghiệm qua thực tiễn; là nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu và thói quen sử
dụng của sinh viên. Thư viện là điểm
kết nối giữa nguồn thông tin của xã hội và nhu cầu thông tin của sinh viên. Xã hội thông tin đang sản xuất ra một
khối lượng thông tin lớn với tốc độ rất nhanh. Hiện tượng bùng nổ thông tin này
đang làm nảy sinh 3 vấn đề: Sự khủng hoảng các vật mang tin, hiện tượng phân
tán thông tin và tốc độ lạc hậu nhanh chóng của thông tin. Việc tiếp cận, khai
thác và sở hữu thông tin của sinh viên ngày càng trở nên khó khăn và tốn kém.
Mặt khác, sinh viên trong xã hội thông tin lại hoàn toàn bị lệ thuộc vào thông
tin. Thông tin đối với sinh viên không còn chỉ để biết mà còn là điều kiện để
tồn tại. Khối lượng, phạm vi và chất lượng của nhu cầu tin trong sinh viên cũng
gia tăng nhanh chóng. Thư viện phải trở thành điểm kết nối giữa nhu cầu tin,
nguồn tin của xã hội, phải trở thành chiếc cầu nối liền khoảng cách ngày càng
được nới rộng giữa nguồn thông tin và nhu cầu thông tin của sinh viên. Để xóa
bỏ khoảng cách này, thư viện phải trở thành nơi chọn lọc, tinh chế, bao gói
thông tin; thư viện phải là nơi phát hiện, xác định và kiến tạo nhu cầu thông
tin của sinh viên.
Thư viện Nguyễn Thúc Hào là môi trường rèn luyện và
phát huy năng lực độc lập trong việc khám phá và tư suy sáng tạo của sinh viên.
Việc tiếp cận, chiếm hữu và sở hữu tri thức chỉ thật sự có hiệu quả
trên tính tự giác của sinh viên. Việc tiếp cận và chiếm hữu những kiến thức đã
có là việc học về quá khứ; việc tìm tòi, khám phá những cái chưa có mới thật sự
là việc học cho tương lai. Không có một người thầy nào, không có một ngôi
trường nào có thể song hành suốt đời với sinh viên. Sinh viên vì thế phải học cách
tự tồn tại, tự khám phá ngay ở trên ghế nhà trường. Thư viện mở ra một môi
trường tri thức rộng lớn, thông thoáng và đa dạng để sinh viên thỏa sức mở rộng
tầm nhìn và ước mơ của mình. Ở nơi đó, bài giảng của thầy chỉ còn là những vấn
đề để định hướng sinh viên, xác định mục tiêu của công cuộc khám phá. Việc lựa
chọn, đồng hóa những kiến thức tùy thuộc hoàn toàn vào ý muốn của sinh viên.
Thư viện cũng là một dạng “thao trường” cần thiết để sinh viên từng bước tập
dượt trên con đường trở thành người có kỹ năng, có năng lực và trên con đường
chinh phục đỉnh cao trí tuệ sau này.
Trong sự nghiệp đào tạo của Nhà trường, Thư viện cũng có thể góp một phần
vào công cuộc cải tiến nội dung chương trình giảng dạy, học tập. Sách giáo khoa và giáo trình chỉ là nội
dung cơ bản của chương trình đào tạo, tài liệu phong phú, đa dạng trong thư
viện mới thật sự đóng góp cho những tư duy, tri thức được đặt thành vấn đề để
đưa ra nghiên cứu thảo luận, so sánh, phê bình, đánh giá và đưa đến một nhận
định riêng cho người học. Và như vậy, Thư viện đương nhiên đã làm thay đổi
phương pháp giảng dạy và học tập ở trường đại học. Song song với việc giảng
viên trao đổi, thuyết trình, nêu vấn đề mà sinh viên cần tìm hiểu, nghiên cứu
và chỉ ra những nguồn tài liệu mà sinh viên có thể dùng để tham khảo. Đồng
thời, sinh viên phải tự đến thư viện tìm tài liệu liên quan để thực hiện vấn đề
nghiên cứu của mình. Hiện nay, Thư viện có đầy đủ các loại sách, báo, tài
liệu... về mọi lĩnh vực tri thức trong chương trình đào tạo của nhà trường.
Cùng
với nguồn thông tin, tài liệu phong phú, đa dạng, Thư viện Nguyễn Thúc Hào đã bố
trí các không gian mở, không gian tự học, không gian giải trí dành cho sinh
viên. Đây là một không gian học tập năng động với kiến trúc, nội thất, trang
thiết bị công nghệ và cách thức tổ chức quản lí luôn hướng đến người dùng. Áp dụng
mô hình này, người dùng thư viện có thể phát huy tối đa những không gian chung
cho phép tự tra cứu, học, đọc tài liệu hoặc nghiên cứu, thảo luận
về các vấn đề quan tâm, hoặc giải trí, thư giãn sau những giờ học ở giảng
đường. Mô hình này cho phép người dùng chủ động tiếp cận
tài liệu và sử dụng những trang thiết bị hiện đại mà không cần sự can
thiệp của thủ thư. Như vậy không gian thư viện sẽ phát huy tối đa tính
chủ động của người dùng trong việc tiếp cận tài liệu để tự học và thực
hiện các hoạt động về thông tin, văn hóa, học thuật nhằm thu nhận, trao đổi,
giao lưu, giải trí…
(Không gian tự học của sinh viên tại Thư viện Nguyễn Thúc Hào)
Thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển Thư viện Nguyễn Thúc Hào trở thành một thư viện đại học thông minh, trong những năm qua Thư viện
đã từng bước đổi mới phương thức phục vụ, tạo không gian, thời gian
đọc/học mở nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của bạn đọc. Đồng thời, luôn nhận thức rõ vai trò của Thư viện trong việc thực hiện sứ mệnh phát triển văn hóa đọc, góp phần phát triển văn hóa xã hội, nên đã chú trọng công tác thông
tin, tuyên truyền, quảng bá các hoạt động thư viện - học thuật: “Sách: Ý nghĩa
- giá trị”, “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”; “Sách: Cho tôi - Cho bạn”;
“Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”…
Với những ý nghĩa, giá trị
đã nêu trên, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao phó, Thư viện Nguyễn
Thúc Hào hiện đang từng bước tham mưu cho Nhà trường đổi mới về nội dung, hình
thức, phương thức hoạt động, cách thức phục vụ, trang thiết bị, cơ sở vật chất…
để khẳng định là một thư viện đại học hiện đại, thông minh - điểm đến thân thiện
và yêu thích của bạn đọc.
(Hoài Phương &
Nguyễn Nhàn - Thư viện NTH)