NCS. Vũ Duy Hiệp
Trường Đại học Vinh
1. Mở
đầu
Hoạt động thông tin thư viện
(TTTV) ở nước ta trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực, điều
đó được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó đặc biệt là thông qua việc cung
cấp cho NDT các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin –thư viện (SP&DV TTTV). Tại nhiều
cơ quan TTTV, đã xuất hiện nhiều loại SP&DV mới, hiện đại cho phép NDT khai
thác, truy cập được các nguồn tin lớn
trên thế giới - ở mức như chính tại các nước phát triển. Chính sách ưu đãi
trong đầu tư đối với các cơ quan TTTV, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin (CSHTTT) quốc
gia cũng như những nỗ lực của bản thân tổ chức và đội ngũ cán bộ TTTV chuyên
nghiệp là nguyên nhân chính tạo nên thành tựu trên đây. Tuy vậy, trong bối cảnh
xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, cũng như trước các đòi hỏi của quá
trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu sắc thì hoạt động TTTV ở nước ta còn tồn
tại những hạn chế nhất định, vì thế cần
được cải thiện một cách căn bản và toàn diện. Một trong những hạn chế dễ nhận
thấy nhất ở đây là tính chất tản mạn, tự trị, biệt lập của việc tạo lập và khai
thác SP&DV tại các cơ quan TTTV. Điều đó gây nên trở ngại không nhỏ cho sự
liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin nói chung trên các phạm vi, là nguyên nhân chủ yếu hạn chế đến hiệu quả hoạt
động của các cơ quan TTTV. Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi phải được giải quyết
bởi một hệ thống đồng bộ các chính sách và giải pháp khác nhau. Việc nghiên cứu,
xây dựng một mô hình chung cho hệ thống SP&DVTTTV phù hợp với các điều kiện
và đòi hỏi hiện nay là một trong các nhiệm vụ quan trọng góp phần giải quyết vấn
đề trên. Ở đây, các nội dung đề cập xin được giới hạn trong phạm vi các cơ quan
TTTV trực thuộc các tổ chức nghiên cứu, đào tạo (NCĐT). Các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong bài viết được rút ra từ luận án khoa học Nghiên cứu mô hình hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thông tin - thư viện tại các trường đại học Việt Nam.
2. Khái
lược về mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
- Sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
Như đã
biết, SP&DVTTTV
là một phức thể bao hàm nhiều yếu tố cấu thành, đóng vai trò công cụ, phương tiện,
phương thức để các cơ quan TTTV đáp ứng nhu cầu thông tin của
người dùng tin (NDT). Ngày nay, các dạng thức mới của SP&DVTTTV có thể giúp cho con người
ở mọi nơi, vào mọi lúc đều có điều kiện để truy nhập và khai thác kho tàng tri thức của
nhân loại, giúp mọi
cá nhân, tổ chức có thể tìm đến với nhau và trao đổi thông tin một cách thuận
tiện, nhanh
chóng. SPTTTV và DVTTTV là hai
phương thức biểu đạt kết quả hoạt động TTTV, không thể tách rời
nhau; là kết quả quá trình lao
động của đội ngũ cán bộ TTTV chuyên nghiệp.
SPTTTV là kết quả của quá
trình xử lý thông tin, làm cơ sở để các cơ quan TTTV triển khai dịch vụ có liên quan. DVTTTV là quá trình lao động mang
tính chất chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đáp ứng nhu càu khai thác, sử dụng thư viện
nói chung. Để triển khai các DVTTTV người ta có thể sử dụng các SPTTTV và cơ sở
vật chất kỹ thuật (CSVCKT) của thư viện. Mỗi sản phẩm thông thường đều có gắn tương ứng với
một hoặc một số dịch vụ nhằm tạo cho hiệu quả sử dụng của nó được nâng lên mức
cao nhất có thể [2], [6]...
Trong mối quan hệ giữa sản phẩm và dịch vụ có sự
kết hợp chặt chẽ giữa cái mới và cái cũ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa
con người và công nghệ [8], [10]. Ví dụ, dịch vụ phổ biến thông tin hiện tại: Quá trình triển
khai DV này bao gồm các hoạt động tìm kiếm, chọn lọc thông tin mới, có nội dung
xác định trên cơ sở các CSDL cụ thể (đây là các SPTTTV được sử dụng dụng trong
quá trình triển khai DV), sau đó, hệ thống hóa và định kỳ cung cấp đến DNT qua
mạng thông tin (đây là CSVCKT được sử dụng để triển khai DV)... Đồng thời các
thông tin phản hồi từ NDT sau khi sử dụng DVTTTV sẽ là cơ sở để điều chỉnh,
hoàn thiện các SPTTTV.
-
Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
Lý thuyết hệ thống được khởi xướng từ
đầu những năm 1940. Gắn với lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết hệ thống là tên tuổi
của nhà sinh học người Áo L. Von Bertalanffy với công trình nổi tiếng: “Lý thuyết hệ thống tổng quát: Cơ sở, sự phát
triển và ứng dụng”, xuất bản năm 1968 tại New York. Đây là công trình có
tính chất nền tảng cho sự hình thành và phát triển lý thuyết hệ thống. M.O.
Olsson đã nhắc lại khái niệm rất cô đọng về hệ thống của L.Von Bertalanffy,
trong công trình nghiên cứu của mình: Hệ
thống là một phức thể các phần tử có mối quan hệ tương tác với nhau [18,
tr. 8]. Khái niệm này cũng được M. Norbert phản ánh lại trong một tài liệu tra
cứu có uy tín - Encyclopedia of the
Sciences of Learning [16].
M.O. Olsson cũng xác định: Các phần tử của hệ thống, Mối quan hệ tương tác giữa các phần tử của
hệ thống là các nội dung quan trọng được cần được đề cập khi nghiên cứu hệ thống
[18, tr. 8-9]. Trong một nghiên cứu của mình, L. Rigaud cũng đã xác định rõ: “Liên kết giữa các phần tử của hệ thống có tầm quan trọng sống còn và tạo
ra cho hệ thống các đặc trưng cụ thể... Các quan hệ giữa các phần tử trong hệ
thống cũng rất đa dạng, ví dụ giữa các phần tử có mối quan hệ kiểu liên kết dữ
liệu, thông tin ...”[9, tr 17-18]. Tính
trồi là một trong các đặc tính căn bản của hệ thống. Tính trồi của hệ thống
có thể được lý giải là mục tiêu, mục đích, tính hợp lý của sự hình thành nên hệ
thống đó. Tính trồi phản ánh khả năng mới của hệ thống mà khi các phần tử đứng
riêng rẽ thì không thể có được. Một cách giản đơn, tính trồi ở đây được hiểu là
đặc tính/ khả năng chỉ có thể có được ở hệ thống thông qua sự liên kết của các
phần tử của hệ thống mà không thể có được từ bất kỳ yếu tố/ thành phần nào (những
phần tử đã liên kết lại để tạo nên) của hệ thống đó.
Nhiều nhà khoa học của Việt Nam cũng
dành sự quan tâm và có những đóng góp đặc biệt tới các vấn đề liên quan tới lý
thuyết hệ thống: GS. Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu,
GS.Viện sỹ Nguyễn Khánh Toàn, GS.Trần Đức Thảo... Mặc dù tiếp cận nghiên cứu
hệ thống từ các góc độ thuộc các lĩnh vực khác nhau, song các nhà khoa học đều
cùng chung quan niệm: Hệ thống là một tập
hợp các phần tử hay các bộ phận khác nhau, giữa chúng có mối quan hệ tương tác
với nhau, được sắp xếp theo một trình tự đảm bảo tính thống nhất nhằm đạt tới mục
tiêu chung.
Ứng dụng lý thuyết hệ thống được
nghiên cứu áp dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động và các ngành khoa học và trong
lĩnh vực TTTV, có thể kể đến công trình nghiên cứu của L. Rigaud [9] ... Ở nước ta,
các nhà khoa học PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng, PGS.TS. Đoàn Phan Tân,... cũng dành sự
quan tâm của mình trong việc nghiên cứu một số nội dung của hệ thống thông tin trong lĩnh vực khoa học
TTTV [5], [10].
Tiếp cận lý thuyết hệ thống, có thể đưa ra khái niệm về hệ thống
SP&DVTTTV: Hệ thống SP&DVTTTV là
tập hợp các SP&TTT và DVTTTV cụ thể, được liên kết với nhau, có quan hệ hữu
cơ, tương tác với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng, nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu tin của NDT.
Các mối liên kết giữa các thành tố cấu
thành hệ thống
Chính sự liên kết giữa các thành tố cấu thành trực tiếp tạo nên tính trồi
cho hệ thống. Tính chất liên kết giữa các thành tố kể trên cũng rất phong phú,
đa dạng. Tiến hành khảo sát, nghiên cứu mối liên kết giữa các thành tố cấu
thành hệ thống SP&DVTTTV có thể nhận biết các dạng cơ bản sau đây:
- Liên kết các SP&DVTTTV cùng loại:
Ví dụ: liên kết giữa các CSDL thư mục Báo cáo KQNC và CSDL thư mục Luận án khoa
học, CSDL thư mục quốc gia về sách.... Các CSDL này liên kết với nhau tạo nên Hệ
thống CSDL thư mục phản ánh nguồn tin khoa học nội sinh (NTKHNS) của quốc gia;
Tương tự, CSDL của các doanh nghiệp Elsevier, Thomson Reuters, Springer Link,
Proquest...liên kết với nhau tạo thành hệ thống CSDL toàn văn nước ngoài phản
ánh nguồn tin KH&CN của thế giới.
Qua ví dụ đơn giản trên đây cho thấy, sự liên kết giữa các SP&DVTTTV dựa
trên dạng quan hệ bổ sung lẫn nhau, vì vậy, hệ thống được tạo lập bao quát một
cách đầy đủ nguồn tin cần phản ánh. Dạng liên kết cùng loại có mục đích phát
triển hệ thống theo sự kết hợp cơ học
các thành tố cấu thành.
- Liên kết các SP&DVTTTV không
cùng loại: Khác với trường hợp nêu trên, sự liên kết các SP&DVTTTV
không cùng loại thường phức tạp hơn. Các biểu ghi trong CSDL thư mục về tài liệu
được kết nối với các tệp dữ liệu toàn văn pdf các tài liệu đó tạo thành CSDL
toàn văn. Trong trường hợp này, sự liên kết ở đây là một dạng liên kết dữ liệu.
Hệ thống được tạo thành không mang đến hiệu quả là để có nhiều tài liệu hơn được
phản ánh, mà là cho phép truy cập tới toàn bộ nội dung tài liệu, chứ không chỉ
dừng lại ở mức các thông tin thư mục.
Thông thường, để triển khai một DVTTTV nào đó, đòi hỏi các kiểu liên kết trên
đây của một số SP&DVTTTV.
-
Mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ
thông tin - thư viện
Từ "mô hình" bắt nguồn từ
chữ Latin - module - có nghĩa là "biện pháp, khuôn mẫu, chuẩn mực". Từ
nhiều thế kỷ trước Công nguyên, thuật ngữ này được sử dụng trong các tài liệu về
kỹ thuật xây dựng. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực hoạt động [14].
Có thể hiểu một cách giản đơn và ngắn
gọn: Một mô hình là một hình ảnh đơn giản của đối tượng gốc - đối tượng được phản
ánh. Hình ảnh được xây dựng cho đối tượng gốc dựa trên một vài yếu tố (khía cạnh,
thuộc tính) nổi bật (theo một cách tiếp cận nào đó) và mối liên kết giữa các yếu
tố đó. Các nhà khoa học đều cho rằng các
mô hình có vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học. Mô hình có các thuộc tính tương đồng với một
nhóm thuộc tính xác định của đối tượng gốc. Chính nhóm thuộc tính này của đối
tượng gốc làm căn cứ để xây dựng mô hình. Một mô hình được con người tạo ra và
sử dụng là để phục vụ nghiên cứu/khảo sát mà vì lý do nào đó, không thể trực tiếp
thực hiện với đối tượng gốc. Theo hướng này, L. Rigaud coi mô hình là hình ảnh chủ quan (về đối tượng gốc) nên nó phụ thuộc chặt
chẽ vào người thiết lập nên mô hình... Mô hình là sự mô phỏng thực tiễn để giúp
ta nhận biết về thực tiễn theo cách tiếp cận xác định [9, tr. 47].
Ton Van Der Valk và các đồng nghiệp
đã tổng kết các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về 2 thuộc tính quan trọng phản
ánh bản chất và chức năng của một mô hình khoa học: “(1) Một mô hình khoa học luôn liên quan đến một mục tiêu (Duit &
Glynn, 1996; Gilbert, 1991; Gilbert & Boulter, 1997) và được thiết kế cho một
mục đích riêng (Bullock & Trombley, 1999); (2) Một mô hình khoa học được
xem như một công cụ nghiên cứu và công cụ này được sử dụng để có được thông tin
về đối tượng mà bản thân nó khó có thể được quan sát hoặc xác định trực tiếp
(Mayer, 1992)”. [13, p. 471].
Thuật ngữ tiếng Anh modeling (có thể coi tương đương với các
thuật ngữ tiếng Việt là việc xây dựng mô
hình và mô hình hóa) phản ánh hai
nội dung: việc xây dựng và việc sử dụng mô hình [14, tr.56]. Mô
hình được xây dựng là trực tiếp phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát đối tượng
gốc khi không thể thực hiện trực tiếp với đối tượng gốc. Nếu xem xét, khảo sát trong phạm vi các thuộc tính được lựa chọn,
thì mô hình được xây dựng hoàn toàn có thể thay thế được đối tượng gốc [14,
tr. 56].
N.N. Moiseev đã xác định có 4 cách thức để xây dựng
một mô hình: (1) Trực tiếp dựa trên phán đoán; (2) Quan sát trực tiếp đối tượng
gốc và nghiên cứu đối tượng đó; (3) Quá trình diễn giải khi mô hình mới được
xem như một phần của một mô hình tổng quát hơn; (4) Quá trình quy nạp khi một
mô hình mới là một sự tổng quát hóa mô hình "sơ cấp" [dẫn lại 14, tr.
62]. Ngoài ra, cũng có thể phân chia 2 loại mô hình: Mô hình phản ánh phương thức
tạo lập hệ thống SP&DVTTTV và Mô hình phản ánh cấu trúc hệ thống
SP&DVTTTV.
Mô hình phản ánh phương thức tạo lập
sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
Hiện tại có ba loại mô hình phản ánh
phương thức tạo lập hệ thống SP&DVTTTV như sau:
Mô hình phân tán
Việc tạo lập hệ thống SP&DVTTTV
nếu được thực hiện đồng thời hay phối hợp trong phạm vi một số chủ thể độc lập
theo những cách thức nhất định. Các loại SP&DVTTTV trong hệ thống được tạo
lập, điều hành theo một cơ chế nhất định để người dùng có thể sử dụng tại nhiều
địa điểm khác nhau.
Ưu điểm: Có thể tạo lập được hệ thống
SP&DVTTTV có quy mô lớn, đòi hỏi nhiều cá nhân, tổ chức tham gia; Tiết kiệm
chi phí, tần suất sử dụng cao;
Các hoạt động tạo lập, cung cấp, phổ
biến thông tin ngày nay chủ yếu được tiến hành theo mô hình phân tán - phương
thức giúp cho NDT có thể khai thác được các SP&DVTTTV tại mọi nơi, nhằm đáp
ứng nhu cầu tin của NDT, đồng thời, giúp thực hiện việc chia sẻ nguồn lực giữa
các TV trong quá trình tạo ra các SP&DV.
Nhược điểm: Tính thống nhất, độ ổn định
về chất lượng của hệ thống được tạo lập bị hạn chế; có thể xảy ra hiện tượng
trùng lặp.
Mô hình tập trung
Việc tạo lập các SP&DVTTTV trong
hệ thống được thực hiện tập trung bởi một cơ quan TTTV cụ thể. Việc khai thác tập
trung sẽ giúp việc kiểm soát, quản lý, bảo việc thông tin được tốt (vấn đề an
ninh thông tin và an toàn dữ liệu).
Ưu điểm: Do được tạo lập và kiểm
soát tập trung nên chất lượng của hệ thống SP&DVTTTV cao và ổn định.
Nhược điểm: Rất khó tạo được hệ thống
có quy mô lớn, rất khó để có số lượng NDT lớn khai thác trên phạm vi rộng.
Mô hình phân cấp
Mô hình phân cấp phản ánh đối tượng gốc
là một hệ thống mà quan hệ của các phần tử tạo nên nó có cấu trúc dạng cây. Ở
đây, quan hệ anh - em là quan hệ giữa các phần tử cùng trực thuộc một phần tử
khác và do vậy chúng cùng thuộc một cấp. Quan hệ cha - con là quan hệ giữa một
phần tử với các phần tử trực thuộc nó. Việc tạo lập hệ thống SP&DVTTTV nếu
được tiến hành trên cơ sở phân công, phân cấp các chủ thể tham gia và có các chủ thể có chức năng điều phối trong từng
công đoạn cũng như trong toàn bộ các công đoạn được gọi là tiến hành theo
phương thức phân cấp. Việc sử dụng các SP&DVTTTV cũng được phân quyền tới từng
đơn vị và từng NDT.
Ưu điểm: Áp dụng tốt đối với hệ thống
có tính phức tạp, tạo nên bởi sự kết hợp của nhiều công đoạn đòi hỏi trình độ tạo
lập, triển khai khác nhau, đồng thời đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm người
có trình độ chuyên môn khác nhau.
Nhược điểm: Khó áp dụng đại trà và
luôn đòi hỏi phải được điều hành bởi một nhóm chuyên gia có trình độ cao được tổ
chức dưới hình thức các Ad-Học để phối hợp các chủ thể thuộc các cấp khác nhau,
thực hiện các chức năng khác nhau để cùng nhau hướng tới thực hiện chức năng
chung.
Nhìn chung, mô hình phân cấp được ứng
dụng phổ biến trong các hoạt động liên quan tới vấn đề tạo lập các hệ thống
SP&DVTTTV lớn có cấu trúc phức tạp; liên quan tới việc quản lý việc truy cập
thông tin, an ninh thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ bản quyền. Trên thực tế,
việc tạo lập hệ thống SP&DVTTTV thường được tiến hành trên cơ sở kết hợp
linh hoạt các phương thức nêu trên.
Mô hình phản ánh cấu trúc hệ thống sản
phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
Mô hình
loại này phản ánh được các thành tố, vị trí, mối quan hệ giữa các thành tố của
Hệ thống SP&DVTTTV; Phản ánh được vai trò, mối quan hệ của các tổ chức liên
quan tới việc tạo lập, quản lý, khai thác hệ thống SP&DVTTTV. Mô hình phản
ánh cấu trúc hệ thống SP&DVTTTV gồm các thành phần sau đây
Nền tảng phát triển hệ
thống sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện
M. Breeding đưa ra khái niệm nền tảng dịch vụ thư viện (library service platform) [102, tr.6] và ông cho rằng mỗi SP&DVTTTV đều được phát triển trên một nền tảng
xác định, mà nền tảng đó chính
là nguồn lực thông tin. Nền tảng để phát triển
hệ thống SP&DVTTTV bao gồm: Nguồn lực thông tin chung của quốc gia và Nguồn
tin khoa học nội sinh của các tổ chức NCĐT.
Nguồn lực thông tin quốc gia - nguồn lực được tạo lập bởi
các cơ quan TTTV quốc gia, bao gồm: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, TVQG Việt Nam và cơ
quan TTTV trực thuộc các Viện Hàn lâm khoa học của quốc gia. Nguồn lực thông
tin quốc gia về KH&CN là tài sản chung, được sử dụng chung trên phạm vi quốc
gia. Trong nguồn lực thông tin, có cả nguồn tin gốc và các SP&DVTTTV. Nguồn
lực thông tin Quốc gia về KH&CN bao gồm 2 bộ phận chính là: Nguồn tài liệu
(chủ yếu dạng truyền thông) KH&CN chung của Quốc gia và CSDL Quốc gia về
KH&CN.
(a) Nguồn tài kiệu KH&CN chung của quốc gia
Từ trước tới nay, nguồn tài liệu KH&CN chung của Quốc
gia (dạng in) bao gồm tài liệu trong nước và tài liệu của nước ngoài. Trong luận
án, xin được giới hạn là nguồn tài liệu KH&CN được lưu giữ, quản lý tại các
cơ quan TTTV quốc gia, gồm: TVQG Việt Nam, TV KHKT Trung ương (Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia), Các TV thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam.
Các
tài liệu KH&CN trong nước được chia thành 2 nhóm: các xuất bản phẩm và nguồn
tài liệu xám. Các xuất bản phẩm có 2 loại, của quốc gia và của nước ngoài. Các
xuất bản phẩm của quốc gia được lưu giữ một cách có hệ thống tại TVQG Việt Nam.
Các xuất bản phẩm của nước ngoài được bổ sung qua các hình thức mua, trao đổi,
biếu tặng, tài trợ. Trước năm 1990, Liên-xô (cũ) trong nhiều năm đã cung cấp
cho Việt Nam (chủ yếu đối với TVQG Việt Nam, TVKHKT Trung ương; TVKHXH Việt Nam
hàng trăm nghìn tài liệu về tất cả các lĩnh vực khoa học, trong đó có cả các ấn
phẩm thông tin (Tạp chí tóp tắt RJ). Cho tới những năm 1980, tại TVKHKT Trung
ương, có tới gần 5.000 tên tạp chí khoa học trên thế giới. Từ cuối những năm
1980, do những thay đổi về chế độ chính trị, nguồn tài trợ tài liệu khoa học
này không được duy trì, cũng từ thời gian đó, Chính phủ đã cấp cho các cơ quan
TTTV đầu não quốc gia hàng năm một khoản ngoại tệ dao động khoảng 1 triệu USD để
bổ sung nguồn tài liệu KH&CN của nước ngoài, chủ yếu được xuất bản tại các
nước phương Tây (Mỹ, Anh, Pháp…). Nhờ đó, nguồn tài liệu nước ngoài được duy
trì cập nhật ở mức thiết yếu: Các thư viện này hàng năm bổ sung tiếp tục khoảng
1.000 tên tạp chí khoa học thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực khoa học. Cho tới
trước năm 2005, các tài liệu được bổ sung chủ yếu ở dạng bản in.
Các
tài liệu xám về KH&CN của quốc gia được lưu giữ, quản lý tại các TV trực
thuộc các tổ chức NCĐT, các TV đầu não quốc gia TVQG Việt Nam, TVKHKT Trung
ương (Cục Thông tin KH&CN Quốc gia), Các TV thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Tiêu biểu trong số này là các luận án
khoa học quốc gia, các báo cáo KQNC của quốc gia, Kỷ yếu các Hội nghị, Hội thảo…
(b) CSDL Quốc gia về KH&CN được quy định trong điều 14, Nghị định
11/2014/NĐ-CP. Trong lĩnh vực NCĐT, nguồn lực này chủ yếu gồm các bộ phận:
- Cơ sở dữ liệu thư mục quốc gia (CSDLTMQG)
Là CSDL
thư mục, phản ánh các xuất bản phẩm (sách, tạp chí) của quốc gia. Theo chức
năng hiện hành, CSDL này do TVQG Việt Nam xây dựng và cập nhật - với 2 phiên bản
CSDLTM sách và CSDLTM bài trích tạp chí. Hiện tại CSDL này được xây dựng theo
mô hình tập trung tại TVQGVN.
Đề xuất
xây dựng CSDLTM bài trích được trích xuất từ CSDL trực tuyến toàn văn của các tạp
chí khoa học và được tiến hành theo mô hình phân tán.
- Cơ sở dữ liệu kết quả nghiên cứu quốc gia
(CSDL KQNCQG)
Hiện tại
đây là loại CSDL thư mục, đính kèm tệp toàn văn dạng pdf phản ánh các kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo quy chế hiện hành (Nghị định
số 11/2014/ND-CP), CSDL KQNCQG phản ánh
các đề tài, nhiệm vụ được quản lý theo các cấp khác nhau. Và vì vậy, CSDL
KQNCQG được tạp lập theo mô hình phân tán, dưới sự hướng dẫn và chủ trì của Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia.
- Cơ sở dữ liệu Luận án khoa học Quốc gia
(CSDLLAKHQG)
Đây là hệ thống CSDL trực tuyến toàn văn các luận án khoa học
(từ bậc Tiến sỹ trở lên) của quốc gia. Theo quy định hiện hành (Nghị định
11/2014/NĐ-CP), TVQG Việt Nam là cơ quan quản lý lưu giữ toàn bộ nguồn tài liệu
này. Hiện nay, việc tạo lập CSDL này theo mô hình tập trung.
Đề xuất
tạo lập CSDL LAKHQG theo mô hình của Hệ thống thông tin các luận án khoa học trực
tuyến của Anh (EThOS), có sự kết hợp linh hoạt giữa mô hình tập trung và mô
hình phân tán [4].
- Cơ sở dữ liệu tạp chí khoa học Việt Nam (CSDLTCKHVN)
Là hệ
thống CSDL trực tuyến tạp chí khoa học do các tổ chức nghiên cứu, đào tạo của
Việt Nam xuất bản.
Hiện tại
có 57 tạp chí khoa học của Việt Nam tham gia dự án VJOL – dự án xuát bản trực
tuyến tạp chí khoa học do INASP tài trợ từ 2006. Cơ quan quản trị hiện nay là Cục
Thông tin KH&CN Quốc gia.
Đề xuất:
Tất cả các tạp chí khoa học của Việt Nam tham gia xuất bản trực tuyến trên VJOL
và thực hiện chính sách truy cập mở.
- Cơ sở dữ liệu các nguồn tin nước ngoài (CSDLNTNN)
Bao gồm
toàn bộ các thông tin, tài liệu hiện có trong nước dưới các dạng khác nhau được
mua, trao đổi, biếu tặng tại các TV thuộc các tổ chức NCĐT công lập, chủ yếu hiện
nay được mua và lưu giữ tại TVQGVN, TV KH&KTTW, TV KHXH, Viện Thông tin
KH&CN, Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện các trường ĐH
Quốc gia Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh; CSDL KH&CN quốc tế do Cục Thông tin KHQCN
Quốc gia xây dựng... Nguồn tin này trước đây chủ yếu tồn tại dưới dạng in, còn
hiện nay, ngoài một số sách, tạp chí dạng in, chính là các CSDL dạng trực tuyến
và toàn văn được tạo lập, cung cấp bởi các doanh
nghiệp thông tin - xuất bản lớn trên thế
giới như Thomson Reuters, Elsevier, Proquest Central, Taylor&Francis... Ở
trong nước, Cục thông tin KH&CN Quốc gia hiện là cơ quan đầu mối chính phối hợp nhập và chia sẻ, khai thác
trên phạm vi quốc gia - hình thức các Consortium phối hợp bổ sung nguồn tin trực
tuyến nước ngoài.
Đề xuất: Chính phủ cho phép Cục Thông tin KH&CN Quốc
gia nhập các CSDL toàn văn trực tuyến của
nước ngoài và sau đó triển khai các dịch vụ trên môi trường VINAREN giúp mọi
TVĐH cũng như cá nhân NDT có thể khai thác phục vụ NCĐT. Như vậy các CSDL nguồn
tin KH&CN nước ngoài được tập trung bổ sung tại Cục TTKH&CN Quốc gia,
và các cơ quan TTTV được quyền truy cập miễn phí, phân tán. Mô hình Hệ thống
SP&DVTTTV phục vụ NCĐT được thể hiện trong hình trang bên.
Miêu tả Mô hình
: Quan hệ
quản lý của các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý Nhà nước. Đây chính là quan hệ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan chủ quản
- cơ quan trực thuộc trong hệ thống hành chính Nhà nước. Cơ quan cấp Bộ bao gồm:
Bộ GD& ĐT, Bộ VHTT và DL, Bộ KH&CN và các bộ
chủ quản.
Cơ quan
TTTV tạo ra và liên kết đến nguồn lực thông tin để triển khai SP&DV
: Quan hệ là nền tảng, cơ sở để tạo lập
và triển khai SP&DVTTTV
: Quan hệ liên kết SP&DV. Quan hệ này phản ánh sự liên kết giữa các tuyến sản phẩm và dịch
vụ với nhau để tạo nên hệ thống SP&DVTTTV đáp ứng nhu cầu NDT.
: Quan hệ phân cấp thể hiện mối quan hệ toàn thể-bộ phận giữa SPTTTV bao gồm các
SP cụ thể và DVTTTV bao gồm các DV cụ thể. Trong Mô hình có liệt kê các
SP&DVTTTV hiện đang phổ biến tại các cơ quan TTTV phục vụ NCĐT.
Quan hệ
cung cấp SP&DVTTTV: thể hiện các TVĐH và cơ quan TTTV nói chung cung cấp các
SP&DVTTTV nhằm đáp ứng các loại nhu cầu tin của NDT đồng thời chứa đựng các
thông tin phản hồi từ NDT đối với SP&DV được cung cấp.
Mô hình Hệ thống
sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện phục vụ nghiên cứu đào tạo
Trên đây là phần giới thiệu khái lược
về mô hình hệ thống SP&DVTTTV tại các cơ quan TTTV phục vụ NCĐT nước ta
giai đoạn hiện nay. Điều cần lưu ý ở đây là môi trường chủ yếu để lưu giữ, luân
chuyển, khai thác các SP&DVTTTV là mạng Internent, là CSHTTT quốc gia dành
cho hoạt động TTTV và hiện tại chính là VinaREN – Mạng thông tin phục vụ nghiên
cứu, đào tạo của Việt Nam.
Xây dựng Mô hình hệ thống
SP&DVTTTV chung cho các cơ quan TTTV là một nhiệm vụ khó, phức tạp bởi phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, mà những yêu tố này lại luôn biến động.
Tuy nhiên để có thể việc tạo lập và cung cấp SP&DVTTTV đạt được hiệu quả
cao thì các cơ qaun TTTV cần phải triển khai hoạt động của mình theo một quy
trình có tính khoa học và thống nhất. Việc xây dựng mô hình là để hướng đến mục
đích đó.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Quỳnh Chi (2014), "Nâng cao năng lực cung ứng thông tin tại
các thư viện đại học Việt Nam", Thư
viện Việt Nam, (6), tr. 30-33.
2.
Lê
Quỳnh Chi (2015), Quản lý nguồn lực thông
tin trong thư viện trường đại học, Luận án Tiến sỹ giáo dục, Chuyên ngành:
Quản lý giáo dục. Mã số: 62 14 01 14, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,
Tp. Hồ Chí Minh.
3.
Nguyễn
Huy Chương (2005), Nghiên cứu xây dựng mô
hình tổ chức và hoạt động trung tâm thông tin - thư viện, Đề tài cấp Đại
học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4.
EthOS online Service. Nguồn: http://ethos.bl.uk/Home.do
5.
Nguyễn
Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lí luận tới
thực tiễn, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội.
6.
Nguyễn Hữu Hùng (2008), "Một số vấn đề về chính sách phát triển
sản phẩm và dịch thông tin tại Việt Nam",
Thông tin và tư liệu, (4), tr.5-12.
7.
Ngô Thị Huyền (2013),"Hợp tác liên thư viện
giữa các thư viện đại học tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức", Thư viện Việt Nam. (5), tr. 20-25.
8.
Tạ
Bá Hưng (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn phát triển mạng thông tin tư liệu về khoa học và công nghệ ở Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
9.
Rigaud L. (1988) Xây dựng hệ thống
thông tin, Ngô Trung Việt d.: Chương trình tin học Nhà nước: Đề tài
48A 01-01. H., Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước.
10.
Đoàn
Phan Tân (2004), Các hệ thống thông tin
quản lí, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
11.
Thủ
tướng Chính phủ (2014), Nghị định của
Chính phủ số 11/2014/NĐ-CP về hoạt
động thông tin KH&CN quốc gia, ban hành ngày 18/2/2014.
12.
Breeding M. (2015)
"Introduction and Concepts: Chapter 1 Library Services Platforms: A Maturing Genre of Products", Library Technology Reports, May/June 2015 pp.1-19.
13.
Der Valk
(Ton Van), Van Driel J.H., De Vos W. (2007) “Common Characteristicsof Models in
Present-day Scientific Practice”.
Research in Science Education. Vol. 37, Issue 4, pp 469-488.
14.
Kiran K.,
Diljit S. (2012), "Modeling Web-based library service quality", Library and Information Science Research,
(Vol. 34), pp. 184-196.
15.
Kralemann B.,
Lattmann C. (2013), The Semantics of Models: A Semiotic Philosophy of Science
Approach.- Trong: " Semantics
in Data and Knowledge Bases". Springer,
Berlin, Heidelberg, pp. 50-69.
16.
Norbert M.(2012), System Theory.- Trong: Encyclopedia of the Sciences of
Learning, Springer, New York,
pp. 3257.
17.
Okeagu G., Okeagu, B., (2008), Networking and
resource sharing in Library an Information Services: the case for consortium
building. United Kingdom: Information, Society & Justice. Nguồn: www.fhpotsdam. de/~IFLA/INSPEL/01-1kasu.pdf., Truy cập ngày 20/4/2014.
18.
Olsson
M.O,… (2004), “Systems and Systems Theory”, Systems
Approaches and Their Application: Examples fromSweden, Kluwer Academic
Publishers, Amsterdam, pp. 3-29.
19. Peppar J, Rylander A.
(2005), "Products and services in cyberspace" International Journal of Information Management, (Vol. 25, Issue 4), pp.335 - 345.