Không gian học tập tại Trung tâm Thông tin Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trường
Đại học Vinh là điểm kết nối giữa nguồn thông
tin của xã hội và nhu cầu thông tin của người sử dụng. Geoffrey T. Freeman đã nhận
định: “Thư viện là nơi duy nhất tập trung
thông tin mới và công nghệ có thể được kết hợp với kiến thức truyền thống tài
nguyên tập trung vào người dùng, môi trường giàu dịch vụ hỗ trợ xã hội ngày nay
và mô hình giáo dục học tập, giảng dạy và nghiên cứu”. Và, “Hiện nay giảng viên
mong đợi sinh viên của họ sử dụng thời gian của mình trong thư viện suy nghĩ
phân tích, thay vì chỉ đơn giản là tìm kiếm thông tin”. Thư viện được xem như
là nơi thứ ba ngoài nhà ở, nơi làm việc hoặc học tập và Thư viện Nguyễn Thúc
Hào Trường Đại học Vinh đang hướng tới sự trọn vẹn về một không gian học tập,
trải nghiệm.
Không
gian đóng một vai trò quan trọng giúp thư viện thực hiện nhiệm vụ lấy người sử
dụng làm trung tâm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thư viện trong khuôn viên
trường là một nơi thứ ba, là một tổ chức ở giữa và chuyển tiếp giữa ký túc xá
và nơi học tập hay làm việc. Sinh viên trong lớp học hay ký túc xá thường bị gò
bó trong một khuôn khổ không gian nhất định. Vì vậy, thư viện trở thành nơi
định hình hành vi học tập và trợ giúp sinh viên để họ đạt được mục tiêu học tập
của mình. Việc định hình, tổ chức và thiết kế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc,
năng suất làm việc và ý thức cộng đồng. Không gian cần được thiết kế phù hợp
với sự đa dạng các hoạt động mà người sử dụng muốn tham gia trong môi trường
học tập thư viện thời đại công nghệ thay đổi nhanh chóng, sử dụng truyền thông
xã hội và áp dụng nhiều phương pháp học tập khác nhau.
Sinh viên
ngày nay có thể chọn một loạt các hoạt động để thiết lập cuộc sống hằng ngày
cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, từ những hoạt động độc lập, theo
nhóm đến tham gia vào các sự kiện lớn của cộng đồng. Để hỗ trợ công việc học
tập và khám phá kiến thức của sinh viên, thư viện cần là một phần của các hoạt
động này bằng cách cung cấp các dịch vụ, hoạt động và chương trình, tạo hiệu
quả không gian thư viện nơi những điều này có thể thực hiện và nơi sinh viên
gặt hái được nhiều lợi ích nhất là mục tiêu quan trọng của thư viện.
Không gian học tập Thư viện
Nguyễn Thúc Hào là không gian mở, có thể nói là môi trường sư phạm mới, đem đến cho sinh viên khả năng tương tác và
hợp tác cao trong nghiên cứu và học tập. Nó kết hợp hài hòa giữa công nghệ
thông tin và tri thức truyền thống. Đây là không gian phù hợp với việc tự học
và tự nghiên cứu, là điểm kết nối giữa nguồn thông tin của xã hội và nhu
cầu thông tin của sinh viên. Sinh viên rất cần thông tin phục vụ cho nhiệm vụ học
tập, nghiên cứu của mình. Thư viện trường Vinh là cầu nối giữa nguồn thông tin
và nhu cầu thông tin của sinh viên.
Không
gian thư viện là nơi cán bộ thư viện làm việc với nguồn thông tin, nơi họ giao
tiếp, hướng dẫn, phục vụ người sử dụng. Không gian tại Thư viện Nguyễn Thúc Hào với
những trang thiết bị, nội thất được xem là cầu nối giữa nhân viên thư viện với
nguồn tài nguyên, là phương tiện, công cụ hỗ trợ giúp họ giải quyết nhanh chóng
các khâu công tác trong chu trình xử lý nghiệp vụ tài liệu thư viện. Không gian
thư viện đúng tiêu chuẩn, quy cách, thuận tiện cho nhân viên trong việc vận
chuyển tài liệu, đơn giản hóa chu trình hoạt động, phục vụ người sử dụng được
nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Môi
trường làm việc bên trong thư viện có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, đẹp mắt
giúp cán bộ tập trung, sáng tạo, lao động đạt năng suất, chất lượng. Bố trí khu
vực ngồi làm việc nhân viên tại những vị trí thuận lợi, cung cấp trang thiết bị
phù hợp, đúng kích cỡ, đúng tiêu chuẩn chất lượng tạo điều kiện cho nhân viên
thư viện tiến hành công việc dễ dàng, nhanh chóng, làm việc đạt năng suất, chất
lượng.
Không gian thư
viện góp phần cải tiến nội dung chương trình giảng dạy: Sách giáo khoa và giáo
trình chỉ là các khung cơ bản của nội dung chương trình đào tạo, tài liệu phong
phú đa dạng trong thư viện mới thật sự đóng góp cho những tư duy, tri thức được
đặt thành vấn đề để đem ra nghiên cứu thảo luận, so sánh, phê bình, đánh giá;
mang đến nhận định riêng cho người học. Thư viện đại học đã làm thay đổi phương
pháp giảng dạy và học tập ở trường đại học. Thay vì thầy lên lớp thuyết trình
kiến thức, học trò lắng nghe, ghi chép, cố nhớ, lập lại và chứng tỏ cái nhớ,
hiểu của mình qua các kỳ thi, thì ở đây người thầy trong lớp học chỉ nêu vấn đề
mà học trò cần tìm hiểu và chỉ ra những nguồn tài liệu mà sinh viên có thể dùng
để nghiên cứu tham khảo. Sinh viên phải tự đến thư viện tìm tài liệu liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận. Thư viện có đầy đủ sách, báo, tài liệu
điện tử về mọi lĩnh vực tri thức trong chương trình đào tạo của nhà trường.
Những điều sinh viên phát kiến, tìm tòi được sẽ khắc sâu vào tâm trí, vì đó là
những điều họ tự tìm ra chứ không phải là những điều mà họ phải cố nhớ. Qua đó,
sinh viên sẽ tự rèn luyện cho mình một phương pháp học tập, khảo sát vấn đề. Đó
là hình ảnh sống động của lớp học theo tín chỉ mà sự đóng góp của thư viện cho
lớp học này là không thể chối bỏ được.
Không
gian học tập tại Thư viện Nguyễn Thúc Hào không chỉ mang lại cho sinh viên một
môi trường học tập lý tưởng mà với thiết kế không gian mở thoáng, với những
kiến trúc tạo điểm nhấn tạo nên “thương hiệu” của thư viện trường đại học Vinh.
Cán bộ thư viện đã rất thấu cảm trong cách nắm bắt xu hướng với tính cách của người
sử dụng để biến một nơi vốn khô khan như thư viện thành một không gian giàu cảm
hứng, nhiệt huyết và có cả “chất thơ” khi bất kỳ góc nhỏ nào trong thư viện
cũng trở thành một nơi để người sử dụng hòa mình vào dòng chảy kiến thức hay
đắm mình vào những không gian thư giãn. Thư viện không chỉ là nơi học tập,
nghiên cứu, thư giãn, còn là nơi tạo nên những bức hình có giá trị marketing
lớn cho trường đại học. (Bài viết có tham khảo và sử dụng một số thông tin từ: http://vanhoanghethuat.vn/tam-quan-trong-va-xu-huong-cua-khong-gian-thu-vien-dai-hoc.htm)
(Bài
& ảnh: Thúy Lan - Thanh Hằng, Thư viện NTH)