( 0.1 Giao diện đăng nhập tài khoản)
1.
TÌM LƯỚT
1.1
Tổng quan về tìm lướt
Tìm lướt là tìm theo các từ/cụm từ/ ký
tự… theo trật tự vần chữ cái (dạng từ điển). Cách tìm lướt thường được sử dụng
khi người tìm tin không nhớ thật chính xác từ khóa, từ chuẩn để tìm tin hoặc
dùng trong trường hợp muốn tham khảo thêm các từ khóa, thuật ngữ khác để tìm
tin cho phù hợp với mục đích tìm kiếm.
1.2
Các trường tìm kiếm và chuỗi tìm kiếm
Các trường tìm kiếm: có thể lựa chọn
như sau: Tác giả, Tiêu đề, Chủ đề, Ký hiệu PL/XG, Môn học
Chuỗi
tìm kiếm: là một từ, một ký tự hoặc cụm từ bao gồm chữ, số hoặc cả chữ và số.
1.3
Thực hiện một tìm kiếm
Cách tìm kiếm
Địa
chỉ trang web: thuvien.vinhuni.edu.vn
Từ
thanh Menu chọn Tra cứu→ Tìm lướt,
Giao diện tìm lướt của
KIPOSWEB hiển thị như sau:
-
Nhập từ/ cụm từ vào ô tìm lướt.
-
Bộ sưu tập : Giới hạn phạm vi tìm kiếm trong bộ sưu tập được chọn
-
Từ giao diện tìm kiếm trên chọn trường cần tìm, kích chuột vào
được liệt kê trên giao diện để lựa chọn trường tìm tin: Tác giả, Tiêu đề, Chủ đề,
Ký hiệu PL/XG, Môn học.
-
Người dùng có thể trỏ chuột vào dấu ? để có được trợ giúp và truy vấn tìm kiếm
tối ưu.
-
Sau khi nhập và lựa chọn trường cần tìm kiếm xong kích chuột vào nút Tìm Kiếm.
1.4
Hiển thị danh sách tìm lướt
(Hình 1.1 Giao diện
kết quả tìm lướt)
-
Một danh sách kết quả sẽ hiển thị. Danh sách kết quả tìm thấy sẽ được phân
thành nhiều trang để hiển thị. Để xem các trang kết quả khác người sử dụng chọn
các nút mũi tên tương ứng theo hướng phải (trang sau) hoặc trái (trang trước).
- Kích chuột vào dòng kết quả được tìm thấy để
thực hiện một tìm kiếm trong giới hạn vừa tìm thấy này. Một danh sách kết quả
tìm thấy sẽ hiển thị.
-
Kích chuột vào Chi tiết để xem Thông tin đầy đủ hơn về đầu mục này.
-
Thông tin chi tiết thư mục và đầu mục của tài liệu được hiển thị.
2.
TÌM THEO TỪ KHÓA
2.1
Mục đích
Cho phép người dùng có thể tìm tài liệu
bằng cách gõ vào các mẫu tìm các từ khoá. Từ khóa có thể là bất kỳ một từ nào
trong các trường Tác giả, Tiêu đề, Chủ đề, Môn học, Năm xb, Điểm truy cập
chính,Tóm tắt, Mọi trường. Phương pháp tìm kiếm này cho phép người dùng có thể
kết hợp các từ khóa với nhau bằng các toán tử cũng như hạn chế phạm vi tìm kiếm
bằng các ký tự đại diện.
Ngoài
ra, người dùng có thể quy định dạng hiển thị của kết quả tìm kiếm tùy theo những
thông tin muốn thu nhận được.
2.2
Cách thực hiện
Từ
giao diện trang chủ của KIPOS chọn Tra
cứu→ Tìm từ khóa
Xuất hiện màn hình giao diện tìm kiếm theo từ khóa
như sau:
( 2.1: Giao diện
tìm kiếm theo từ khóa)
Để
thực hiện một tìm kiếm theo từ khóa thực hiện như sau:
+
Bộ sưu tập : Giới hạn phạm vi tìm kiếm trong bộ sưu tập được chọn
+
Lựa chọn trường tìm tin : Chỉ định phạm vi trường tìm kiếm: Nhan đề, Tác giả,
Chủ đề Môn học, Năm xb, Điểm truy cập chính,Tóm tắt, Mọi trường.
+
Nhập từ / cụm từ muốn tìm kiếm vào ô tìm kiếm
+
Với chức năng tìm kiếm này người sử dụng cũng có thể sử dụng các toán tử để
kết
hợp nhiều điều kiện tìm kiếm:
Và:
kết hợp các từ khóa để tìm tin (Thu hẹp phạm vi tìm kiếm)
Hoặc:
Tìm tin với các từ khóa được chỉ định ( mở rộng phạm vi tìm kiếm) Không: Loại
trừ các từ khóa không cần thiết trong quá trình tìm tin.
+
Người dùng có thể trỏ chuột vào dấu ? để có được trợ giúp và truy vấn tìm kiếm
tối ưu.
+
Một danh sách kết quả sẽ hiển thị. Danh sách kết quả tìm thấy sẽ được phân
thành nhiều trang để hiển thị. Để xem các trang kết quả khác người sử dụng chọn
các nút mũi tên tương ứng theo hướng phải
(trang sau) hoặc trái (trang trước).
(Hình 2.2 Giao diện kết quả tìm theo từ khóa)
+
Kích chuột vào tên tài liệu mình cần tìm để xem thông tin chi tiết hơn về biểu
ghi tài liệu hoặc chọn
* Đầu mục : xem thông tin cuốn sách nằm ở vị trí kho nào
( Hình 2.2.1 Chọn đầu mục xem vị trí sách)
* Tài liệu số: Nếu có bản
số hóa sẽ đọc trực tiếp trên trang web
( Hình 2.2.2 Chọn tài liệu số đọc trực tiếp)
Nháy
chuột vào tên tài liệu số cần đọc, nhập tài khoản và mật khẩu như (hình 2.2.3). Sau
đó nháy chuột vào login hoặc ấn enter
( Hình 2.2.3 Đăng nhập tài khoản đọc tài liệu số )
* Marc: để xem thông tin chi
tiết hơn ở dạng Marc.
( Hình 2.2.3 Chọn marc để xem thông tin chi tiết )
3. TÌM KIẾM
CHUYÊN GIA
3.1
Mục đích
Phương thức tìm kiếm này cho phép người
dùng có khả năng sử dụng các trường tìm tin, các toán tử logic, các ký tự
để xây dựng các biểu thức điều kiện tìm kiếm phù hợp cho phép người sử dụng có
thể giới hạn phạm vi tìm kiếm, mở rộng, thu hẹp phạm vi tìm kiếm, loại trừ các
từ khóa không cần thiết cho việc tìm tin, … với số lượng kết hợp không giới hạn,
khả năng tìm trên kết quả đã tìm cho phép hạn chế tối đa thông tin dư thừa và
thực hiện tìm kiếm nhanh chóng, thống kê chính xác kết quả tìm kiếm. Cách tìm kiếm
này cũng cho phép xem các biểu ghi theo 03 cách : Rút gọn, Đầy đủ, Tiêu chuẩn.
3.2
Cách thực hiện
Từ giao diện trang chủ của KIPOS chọn Tra
cứu→ Tìm chuyên gia
Xuất hiện màn hình giao diện tìm kiếm theo
chuyên gia như sau:
( Hình
3.1 giao diện tìm kiếm chuyên gia )
Để
thực hiện một tìm kiếm chuyên gia thực hiện như sau:
+
Bộ sưu tập : Giới hạn phạm vi tìm kiếm trong bộ sưu tập được chọn
+
Nhập vào ô tìm kiếm cùng với các ký hiệu đại diện.
Trên
giao diện tìm kiếm người sử dụng có thể thấy chỉ dẫn chi tiết:
* Các ký hiệu
đại diện cho trường tìm kiếm: a:Tác giả,t:Nhan đề, s:Chủ đề, g:Chung( tác giả
hoặc nhan đề hoặc chủ đề), aw: mọi trường.
*
Các kí hiêu đại diện cho các toán tử: “&” và, “+” hoặc,” -“ Và không
*
Đặt giá trị cần tìm trong dấu nháy kép để tìm chính xác cụm từ.
*
Các ký hiệu thay thế: ? thay cho 1 ký tự,
* thay cho nhiều ký tự bất kỳ.
+ Chọn định dạng hiển thị của kết quả : Rút gọn,
Đầy đủ, Tiêu chuẩn.
+ Người dùng có thể trỏ chuột vào dấu ? để có
được trợ giúp và truy vấn tìm kiếm tối ưu.
( Hình
3.2 giao diện cách tìm chuyên gia)
+ Kích chuột vào nút tìm kiếm. Một danh sách kết
quả sẽ hiển thị. Danh sách kết quả tìm thấy sẽ được phân thành nhiều trang để
hiển thị. Để xem các trang kết quả khác người sử dụng chọn các nút mũi tên
tương ứng theo hướng phải (trang sau) hoặc trái (trang trước).
(Hình 3.3: Giao diện kết quả tìm kiếm chuyên gia)
+ Kích chuột vào tên tài liệu mình cần tìm để
xem thông tin chi tiết hơn về biểu ghi tài liệu ( tương tự tìm kiếm từ khóa )
4.
TÌM KIẾM TOÀN VĂN
4.1
Giới thiệu
Với thư viện hiện đại ngày nay, tài liệu
trong thư viện không chỉ bao gồm các tài liệu truyền thống được lưu trong các
kho mà còn bao gồm các tệp tin đính kèm được lưu trên máy chủ (Server). Và khi
dữ liệu ngày càng nhiều thì vấn đề tìm kiếm thông tin chính xác càng trở nên
quan trọng. Với khối lượng dữ liệu lớn và có tổ chức phức tạp, vấn đề đặt ra là
làm thế nào để tìm nhanh và đúng thông tin cần. Người dùng không muốn tìm kiếm
một từ mà lại có cả triệu câu trả lời, họ cần sự chính xác và loại bỏ các từ
gây nhiễu. Lúc đó, người dùng sẽ cần đến tính năng tìm kiếm toàn văn.
Tìm kiếm toàn văn là một chức năng
trong KIPOS tích hợp giải pháp máy tìm kiếm mã nguồn mở nổi tiếng Lucene.net,
đã có thời gian phát triển hoàn thiện lâu dài và được dùng nhiều trên thế giới.
Ngoài ra do đây là một giải pháp kỹ thuật lập trình (thư viện API - cung cấp
các giao diện lập trình) nên toàn bộ việc điều khiển chỉ mục và tìm kiếm đều được
kiểm soát bởi KIPOS, nhờ vậy đem lại nhiều lợi thế so với việc tích hợp các giải
pháp tự động bên ngoài.
4.2
Thực hiện một tìm kiếm
Từ
giao diện trang chủ của KIPOS chọn Tra cứu→ Tìm Toàn văn
Xuất hiện
màn hình giao diện tìm kiếm theo toàn văn như sau:
Nhập
một truy vấn vào ô tìm kiếm. Mặc định chương trình tìm các biểu ghi thỏa mãn điều kiện trường tìm tin có chứa tất
cả các từ trong điều kiện tìm kiếm . Để yêu
cầu chương trình tìm chính xác một cụm từ, sử dụng dấu nháy kép để bao cụm từ.( các bước còn lại tương tự
các cách tìm kiếm giới thiệu phía trên)
(Hình 4.1: Giao diện kết quả tìm kiếm toàn văn )