Tại buổi nói chuyện với giảng viên, cán bộ quản lý Trường Đại học Vinh, GS. Hồ Tấn Nhựt trao đổi một số vấn đề về đào tạo theo CDIO tại ĐH California State, Northridge và trên thế giới. Giáo sư đánh giá cao sự đột phá và tính sáng tạo của Nhà trường áp dụng phương pháp đào tạo tiếp cận CDIO không chỉ áp dụng cho các ngành kỹ thuật mà đã được áp dụng thích ứng cho nhiều ngành đào tạo phi kỹ thuật, đặc biệt là các ngành đào tạo giáo viên. GS. Hồ Tấn Nhựt dành nhiều thời gian trao đổi những băn khoăn của các cán bộ, giảng viên trong công tác biên soạn đề cương, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá sinh viên theo CDIO.
Thông qua buổi nói chuyện, cán bộ, giảng viên Nhà trường có thêm nhiều thông tin bổ ích và vững tin thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo tiếp cận CDIO, đảm bảo sinh viên Trường Đại học Vinh tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Một số hình ảnh tại buổi trao đổi kinh nghiệm về đào tạo theo CDIO tại Trường Đại học Vinh:
Toàn cảnh buổi nói chuyện
GS.TS. Đinh Xuân Khoa phát biểu
Cán bộ, giảng viên đặt câu hỏi cho GS. Hồ Tấn Nhựt
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Vinh đã triển khai chương trình đào tạo tiếp cận CDIO (Conceive: hình thành ý tưởng, Design: thiết kế, Implement: triển khai, Operate: vận hành). Đây là sáng kiến về cải cách giáo dục nhằm phát triển năng lực toàn diện người học do Viện công nghệ Massachussetts Hoa Kỳ (MIT) khởi xướng và đã được nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng. Qua gần 2 năm triển khai Trường Đại học Vinh đã có những chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo. Đến nay, đã có 41 ngành đào tạo với 3.180 sinh viên được học theo học chương trình đào tạo tiếp cận CDIO. Phương pháp đào tạo tiếp cận CDIO nhận được phản hồi tích cực từ sinh viên khi có chuẩn đầu ra rõ ràng, luôn chú trọng phát triển kỹ năng, khuyến khích học chủ động, nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của sinh viên đáp ứng yêu cầu nhân lực thế kỷ 21. |