Phần mềm tự do nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở - Free Open Source Software and Open Document Standards
Giáo dục Mở: Công nghệ - Technology
Phần mềm tự do nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở - Free Open Source Software and Open Document Standards
Công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở có vai trò gì trong giáo dục mở?
Công nghệ trong giáo dục mở được tiếp cận như là phần mềm và các tiêu chuẩn miễn phí và mở tạo thuận lợi cho các thực hành giáo dục mở. Công nghệ làm việc như một bộ xúc tác của tất cả các khía cạnh khác của tính mở khi dựa vào các tiêu chuẩn mở và các công nghệ nguồn mở là tương hợp được với các nền tảng và dịch vụ khác. Các tiêu chuẩn tài liệu mở tham chiếu tới các chuẩn mực phần mềm trao cho người sử dụng quyền từ tạo lập, sao chép tới phân phối và sử dụng các tài liệu miễn phí hoặc với chi phí thấp. Các tiêu chuẩn đó phải được ghi thành tài liệu, sẵn sàng công khai và miễn phí để sử dụng. Các tiêu chuẩn tài liệu mở cũng phải tương thích với cả các giải pháp nguồn mở và được cấp phép sở hữu độc quyền. Các công nghệ tự do và nguồn mở - FOSS (Free and Open Source Software) là các phần mềm miễn phí, và mã nguồn được sử dụng để tạo ra chương trình cũng được làm cho sẵn sàng miễn phí để xem, sửa và phân phối lại. Phần mềm nguồn mở này thường được phát triển và duy trì thông qua sự cộng tác của các bên liên quan khác nhau, bao gồm cả công chúng nói chung.
Lợi ích của việc sử dụng công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở trong giáo dục mở
Các học giả hưởng lợi từ việc sử dụng phần mềm nguồn mở vì dạng phần mềm này là miễn phí và có một hệ thống phát triển và hỗ trợ liên tục được cộng đồng các lập trình viên và người sử dụng được sinh ra xung quanh nó, cung cấp. Các công nghệ đó cũng có xu hướng tương hợp được với các công nghệ khác, điều tạo thuận lợi cho các học giả để chia sẻ nội dung của họ và tải xuống nội dung từ các đồng nghiệp của họ để sử dụng và phối lại dễ dàng hơn. Bổ sung cho việc sử dụng FOSS, lựa chọn cho các tiêu chuẩn tài liệu mở (hoặc các định dạng) tạo thuận lợi cho khả năng sử dụng lại Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), vì các tài liệu có thể đọc được bởi cả các giải pháp được cấp phép sở hữu độc quyền (ví dụ, Microsoft Word) và không sở hữu độc quyền (ví dụ, Open Office).
Người học hưởng lợi từ các khóa học và nội dung sẵn có thông qua các phương tiện kỹ thuật số (ví dụ, trong các kho và trên các nền tảng), và các cách thức học tập mới mà các công nghệ đó làm cho có thể (ví dụ, MOOC và các bài giảng video). Họ có thể học tập không biên giới, theo thời gian và nhịp độ của riêng họ.
Các cơ sở hưởng lợi từ việc sử dụng các tiêu chuẩn mở và các công nghệ nguồn mở vì chúng cải thiện tính linh hoạt và khả năng cộng tác với các tổ chức khác, đồng thời giữ cho các chi phí bền vững. Các công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn mở cũng giúp các cơ sở tránh được sự khóa trói vào một nhà cung cấp công nghệ cụ thể.
Xã hội hưởng lợi từ các tiêu chuẩn mở vì có khả năng sử dụng miễn phí các tài liệu (tiêu chuẩn tài liệu mở - phần mở rộng .odt) và cũng từ việc chia sẻ nó giữa các dịch vụ và hệ thống. Một ví dụ về các tiêu chuẩn mở là phần mềm Open Office. Xã hội cũng hưởng lợi từ phần mềm tự do nguồn mở - FOSS (Free and Open Source Software) vì sử dụng tốt hơn tiền của khu vực công, vì phần mềm đó không là sở hữu độc quyền và có thể được nâng cấp và sửa đổi bởi cộng đồng chung những người cộng tác.
Các thách thức của công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn mở cho tính mở
Đối với các học giả, thách thức chính là phải biết cách xác định và sử dụng các công nghệ của phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) và các tiêu chuẩn tài liệu mở (phần mở rộng .odt) vì lợi ích của những người học và bản thân.
Người học cần biết cách sử dụng và hưởng lợi từ các công nghệ kỹ thuật số dành cho việc học tập. Họ cũng cần xác định khả năng chi trả được của các dạng công nghệ khác nhau cho các mục đích học tập của riêng mình và hiểu cách họ chia sẻ dữ liệu của mình trên các nền tảng như vậy (ví dụ, các phương tiện truyền thông xã hội, các nền tảng MOOC, các kho Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), các môi trường học tập ảo, các trò chơi v.v.). Khung năng lực số cho công dân - DigComp (Digital Competence Framework for Citizen) có thể hữu ích cho người học để giúp họ đánh giá các năng lực và xác định các khoảng trống của họ.
Các cơ sở cần được chuẩn bị khai thác trong khả năng chi trả được của công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở trong giáo dục mở. Các quyết định về các công nghệ tốt nhất cho các dịch vụ giáo dục mở cần phải được thực hiện phù hợp với khái niệm tính mở, đó là, các tiêu chuẩn tài liệu mở và các công nghệ nguồn mở, chúng tạo thuận lợi cho cộng tác về phát triển và cải tiến phần mềm, cũng như làm giảm chi phí.
Xã hội cần phải hiểu những lợi ích của việc sử dụng phần mềm nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở trong giáo dục để sử dụng tốt hơn tiền của khu vực công. Xã hội cũng cần thúc đẩy cách tiếp cận từ cơ sở đi lên cho việc nâng cao nhận thức về phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) và các tiêu chuẩn tài liệu mở trong các thực hành giáo dục mở.
Các tuyên bố để tự đánh giá
Công nghệ - Technology
Phần mềm tự do nguồn mở và các tiêu chuẩn tài liệu mở - Free Open Source Software and Open Document Standards
Công nghệ trong giáo dục mở được tiếp cận như là phần mềm tự do nguồn mở - FOSS (Free and Open Source Software) và các tiêu chuẩn tạo thuận lợi cho các thực hành giáo dục mở. Công nghệ làm việc như bộ xúc tác của tất cả các khía cạnh khác của tính mở khi dựa vào các tiêu chuẩn mở và các công nghệ nguồn mở là tương hợp được với các nền tảng và dịch vụ khác.
Các học giả hưởng lợi từ việc sử dụng phần mềm tự do nguồn mở vì các công nghệ đó có xu hướng tương hợp được với các công nghệ khác, xúc tác cho các học giả chia sẻ nội dung của họ và tải xuống nội dung từ các đồng nghiệp của họ để sử dụng và phối lại dễ dàng hơn.
Người học hưởng lợi từ các khóa học và nội dung sẵn sàng thông qua các công nghệ kỹ thuật số tự do và mở (ví dụ, trong các kho và nền tảng), và các cách thức học tập mới mà các công nghệ đó làm cho có thể (ví dụ, các MOOC và các bài giảng video). Họ có thể học không mất chi phí hoặc với chi phí thấp, không có ranh giới địa lý hay ràng buộc về thời gian.
Các cơ sở hưởng lợi từ việc sử dụng các tiêu chuẩn mở và các công nghệ nguồn mở vì chúng cải thiện tính linh hoạt và khả năng cộng tác với các tổ chức khác, đồng thời duy trì bền vững các chi phí. Các công nghệ nguồn mở và các tiêu chuẩn mở cũng giúp cho các cơ sở tránh được sự khóa trói vào một nhà cung cấp công nghệ cụ thể.
Xã hội hưởng lợi từ phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) vì khả năng miễn phí để tạo lập, sử dụng và chia sẻ các tài liệu bằng các tiêu chuẩn mở, và từ việc sử dụng tốt hơn tiền của khu vực công vì phần mềm không là sở hữu độc quyền.
Tôi có thể làm gì để giúp cơ sở của mình ôm lấy FOSS và các tiêu chuẩn tài liệu mở?
BẠN CÓ THỂ…
dành thời gian để giải thích cho sinh viên của bạn vì sao bạn và/hoặc cơ sở của bạn ủng hộ các công nghệ nguồn mở hơn sở hữu độc quyền. Bạn khuyến khích họ sử dụng các công nghệ đó để truy cập và chia sẻ các tư liệu khóa học, và làm cho họ nhận thức được rằng họ cũng có thể là những người sản xuất nội dung.
khám phá việc sử dụng các phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) khác nhau trong việc giảng dạy của bạn để duy trì là mở và được cập nhật với các phát triển công nghệ, vì thế hoạt động vượt ra khỏi vùng thuận tiện của bạn bất cứ khi nào có thể.
sử dụng phần mềm tự do nguồn mở (FOSS) để tạo lập, sử dụng lại, xuất bản và chia sẻ Tài nguyên Giáo dục Mở (OER). Bạn cũng sử dụng các tiêu chuẩn tài liệu mở (phần mở rộng .odt) để tạo lập và chia sẻ OER của bạn.
là đại sứ cho các tiêu chuẩn mở và các công nghệ nguồn mở ở cơ sở của bạn, giúp hệ thống thứ bậc và các đồng nghiệp của bạn để chọn, đánh giá và sử dụng chúng.
-----------------------------------------------------------------------
Trích từ tài liệu: Inamorato dos Santos, A. Hướng dẫn thực hành về Giáo dục Mở cho các học giả: Hiện đại hóa giáo dục đại học thông qua các thực hành giáo dục mở (dựa trên Khung OpenEdu), EUR 29672 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2019, ISBN 978-92-76-00194-2, doi:10.2760/55923, JRC115663. Giấy phép: Creative Commons Attribution 4.0 (CC BY 4.0). Bản gốc tiếng Anh của tài liệu có tại: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/handle/JRC115663.