TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN NGUYỄN THÚC HÀO

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu các tính năng của  thư viện số giúp gắn kết giữa Sinh viên – Giảng viên - Thư viện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhà trường

Để đáp ứng vai trò như là “Giảng đường thứ hai của Nhà trường”, là “Trái tim của Nhà Trường” của Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Ban giám hiệu Nhà trường cùng Ban lãnh đạo thư viện đã đầu tư và đưa vào hoạt động website thư viện số với đường link http://tailieu.vinhuni.edu.vn/.

Website này là sự đầu tư của Nhà trường và Thư viện nhằm cung cấp một môi trường giúp gắn kết giữa Sinh viên – Giảng viên – Thư viện về nguồn tài liệu học tập giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhà Trường.

Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại trên website thư viện số, một loạt các tính năng ưu việt trên website sẽ giúp Giảng viên – Sinh viên – Thư viện đóng góp, xây dựng và cùng chia sẻ các nguồn tài liệu học tập phong phú, giàu chất xám cũng như nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tính năng cụ thể như Upload tài liệu, chia sẻ các nguồn thông tin phục vụ cho học tập và giảng dạy qua mạng xã hội và email, đóng góp ý kiến và gửi yêu cầu tới Thư viện qua tính năng gửi Góp ý, hỗ trợ bạn đọc trực tuyến với chức năng Hỗ trợ trực tuyến và tạo các kệ sách học tập cá nhân qua chức năng tạo các Bộ sưu tập.

1.     Chia sẻ nguồn tài liệu nội sinh – Upload tài liệu

Về khía cạnh Thư viện là nơi tập trung nguồn tài liệu tham khảo giàu chất xám của Trường và Thư viện thì đây là đặc điểm nổi bật nhất của Thư viện số.

GV-SV đăng nhập sử dụng website thư viện số của Trường ngoài việc khai thác nguồn tài liệu sẵn có thì còn có thể upload tài liệu là kết quả của quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu của bản thân.

Với tinh thần “Chia sẻ để thành công”, cho đi để nhận lại, mỗi tài khoản người dùng đều có thể cùng đóng góp để làm cho nguồn tài liệu nội sinh của Trường ngày càng thêm phong phú và đa dạng hơn.

Khi upload nguồn tài liệu số này lên trang Thư viện số, tài liệu sẽ được kiểm duyệt, biên tập, biên mục và online để mọi người đều có thể thấy, tìm kiếm hay download.

Để upload tài liệu lên thư viện số, GV-SV click vào nút UPLOAD trên website thư viện số như Hình 1 và thực hiện tiếp các bước theo các hướng dẫn chi tiết sau đó.

Hình 1: Chức năng Upload tài liệu

2.     Chia sẻ thông tin về tài liệu tham khảo – Mạng xã hội và Email

Trong thời đại công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mẽ, các cụm từ như kết nối, tương tác, chia sẻ … đã không còn xa lạ với nhiều người. Mọi người có thể kết nối với rất nhiều người khác ở khắp mọi nơi trên thế giới thông qua Facebook, Yahoo, … Tính năng chia sẻ này đã được tích hợp trên giải pháp Thư viện số eLib, chúng ta có thể chia sẻ và tương tác thông qua các tính năng như chia sẻ qua mạng xã hội, chia sẻ qua email, yêu thích hay bình chọn cho mỗi tài liệu chi tiết như hình ảnh minh họa trong Hình 2.

Hình 2: Chia sẻ thông tin về tài liệu tham khảo – Mạng xã hội và Email

Chức năng Chia sẻ bên dưới mỗi tài liệu, giúp bạn chia sẻ những tài liệu hay đến với bạn bè, người thân thông qua Yahoo Messenger, Facebook, Twitter, Linkhay và Yume. Nếu như trước đây chúng ta thường chia sẻ với bạn bè những bản nhạc, những video hay để cùng xem, thì giờ đây chúng ta còn có thể cùng đọc và cùng chia sẻ kinh nghiệm học tập liên quan đến một tài liệu, một cuốn sách hay trên Thư viện số.

Bên cạnh đó, giải pháp thư viện số còn tích hợp thêm tính năng gửi email của Amazon. Khi sử dụng tính năng Gởi bạn bè, người dùng chỉ cần nhập email cá nhân, email của người nhận và lời nhắn, khi đó hệ thống sẽ tự động gửi đường link của tài liệu này đến người nhận.

3.     Tự quản lý kệ tài liệu học tập trực tuyến – Bộ sưu tập

Với tài khoản trên Thư viện số, SV - GV có thể xây dựng kệ sách học tập của bản thân bằng chức năng tạo Bộ sưu tập như được minh họa trong Hình 3.

Hình 3: Tự quản lý kệ tài liệu học tập trực tuyến – Bộ sưu tập

Chức năng này hỗ trợ cho việc tự quản lý các tài liệu hay và bổ ích phục vụ cho nhu cầu học tập, giảng dạy, nghiên cứu của bản thân.

4.     Cùng chung tay xây dựng Thư viện – Góp ý

Đối với thư viện, việc bạn đọc phản hồi ý kiến là rất cần thiết, giúp cho cán bộ thư viện có thể định hướng được nguồn tài liệu để phục vụ bạn đọc tốt hơn. Trên trang Thư viện số cũng có hỗ trợ tính năng này bên dưới mỗi tài liệu như được minh họa trong Hình 4.

Hình 4: Cùng chung tay xây dựng Thư viện – Góp ý

Bạn đọc có thể góp ý những vấn đề gặp phải khi xem tài liệu hay gửi những yêu cầu về tài liệu về cho thư viện để được xử lý và bổ sung thêm.

5.     Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ của Thư viện – Hỗ trợ trực tuyến

Chat online đã không còn xa lạ trong thời đại hiện nay, nhưng hình thức này vẫn còn khá mới mẻ trong hoạt động của thư viện. Trên Thư viện số đã tích hợp dịch vụ chat trực tuyến của Zopim, SV - GV trong quá trình sử dụng Thư viện số của trường nếu có những thắc mắc, yêu cầu đều được xử lý một cách nhanh chóng và kịp thời, tạo điều kiện để bạn đọc có thể tương tác nhiều hơn với thư viện.

Để được hỗ trợ trực tuyến, SV – GV và các bạn đọc khác có thể lựa chọn chức năng hỗ trợ trực tuyến như được minh họa trong Hình 5.

Hình 5: Gọi hỗ trợ trực tuyến

Trên đây là một số các tính năng nổi bật giúp gắn kết giữa Sinh viên – Giảng viên – Thư viện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhà trường. Đồng thời là những lợi ích chính của thư viện số mà thư viện muốn gửi gắm tới quý thầy cô, cùng toàn thể cán bộ và sinh viên trong trường.

Phần hướng dẫn chi tiết của các chức năng bên trên bạn đọc có thể tham khảo trong file Hướng dẫn sử dụng Thư viện số nằm ở góc phải bên trên màn hình website như hình ảnh minh họa trong Hình 6.  

Hình 6: Click Hướng dẫn sử dụng để được hướng dẫn khai thác tài nguyên của Thư viện số

Trong quá trình khai thác nguồn tài liệu học tập và tham khảo trên website thư viện số,  nếu quý Thầy cô, Cán bộ cũng như các bạn Sinh viên nếu gặp bất kỳ khó khăn nào thì có thể liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ thông qua chứ năng Hỗ trợ trực tuyến hoặc gửi các góp ý tới Thư viện.

                                                 Tổ Thông tin – Tư liệu