ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

 

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH:                      QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

CHUYÊN NGÀNH:    QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

MÃ NGÀNH:               60340406

 

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Quản trị văn phòng

+ Tiếng Anh: Office Management

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 60340406

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Quản trị văn phòng

+ Tiếng Anh: Office Management

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Tên văn bằng sau tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt:        Thạc sỹ  ngành Quản trị văn phòng

+ Tiếng Anh:         Master in Office Management

- Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1.Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức lý luận, thực tiễn để có trình độ chuyên môn sâu về chuyên ngành Quản trị văn phòng ở bậc thạc sĩ; có khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành để thiết kế, xây dựng, tham mưu, tư vấn hoặc trực tiếp thực hiện việc tổ chức, kiểm soát công việc hành chính, văn phòng và tổ chức, điều hành bộ phận hành chính, văn phòng tại các cơ quan, doanh nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị văn phòng; có đủ năng lực và phẩm chất để tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học về lĩnh vực quản trị văn phòng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức:

Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghiên cứu, nhằm trang bị và hướng dẫn người học bổ sung, cập nhật hệ thống kiến thức nâng cao và chuyên sâu ở bậc thạc sĩ về chuyên ngành Quản trị văn phòng, gồm:

- Cơ sở lý luận và hệ thống lý thuyết về quản trị văn phòng;

- Các chức năng cơ bản và công nghệ quản trị văn phòng;

-Tổ chức khoa học hoạt động hành chính văn phòng

- Tổ chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ của văn phòng

- Phương pháp và kinh nghiệm quản trị văn phòng ở Việt Nam và một số nước phát triển trên thế giới;

- Xu hướng phát triển và đổi mới trong quản trị văn phòng...

* Kỹ năng:

Trên cơ sở định hướng nghiên cứu, chương trình đào tạo cũng chú ý đến mục tiêu trang bị và hướng dẫn người học nâng cao các kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và kỹ năng mềm, bao gồm: Kỹ năng hoạch định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng; Kỹ năng lãnh đạo và quản lý; Kỹ năng tổng hợp và xử lý thông tin; Kỹ năng tham mưu; Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục; Kỹ năng tổ chức lao động khoa học; Kỹ năng giao tiếp và quan hệ công chúng; Kỹ năng nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động văn phòng và quản trị văn phòng; Kỹ năng xây dựng hình ảnh và phong cách cá nhân phù hợp với hoạt động quản trị văn phòng; Kỹ năng làm việc và điều hành nhóm; Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn...

* Phầm chất đạo đức:

Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy các phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội, bao gồm: trung thực, nghiêm túc, tôn trọng người khác và tự trọng cá nhân, cầu thị và có ý thức vươn lên, có trách nhiệm trong công việc, chủ động, độc lập và sáng tạo, có trách nhiệm với cộng đồng, tuân thủ pháp luật và biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ; luôn suy nghĩ và hành động hướng tới mục tiêu tổ chức khoa học và kiểm soát các công việc hành chính văn phòng vì sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1.Hình thức tuyển sinh:

Thi tuyển với các môn thi sau đây:

       1/ Môn thi Cơ bản: Quản trị học

              2/ Môn thi Cơ sở: Quản trị văn phòng

     3/ Môn Ngoại ngữ: Theo quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Áp dụng phương thức tuyển sinh Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2018.

3.2.Đối tượng tuyển sinh:                                                

1/ Tốt nghiệp đại học ngành đúng (Quản trị văn phòng) hoặc ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (đối với các khóa đào tạo từ năm 2015 trở về trước), từ loại khá trở lên, được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp;

2/ Tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Quản trị văn phòng, gồm: Khoa học Quản lý, Khoa học chính trị, Quản lý nhà nước, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Lưu trữ học, Thông tin học, Khoa học thư viện.

Người dự thi thuộc đối tượng này phải có ít nhất một năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực hành chính, quản trị văn phòng (kể cả người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên) và phải học qua một chương trình bổ túc kiến thức do Trường Đại học KHXH&NV quy định (20 tín chỉ)

3/ Tốt nghiệp đại học các ngành khác, gồm Báo chí, Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Kế toán, Giáo dục học, Lịch sử, Luật, Nhân học, Ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga), Quản lý văn hóa, Tài chính – Ngân hàng, Tâm lý học, Thống kê, Toán học, Xã hội học, có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành dự thi (kể cả người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên) và phải học qua một chương trình bổ túc kiến thức do đơn vị đào tạo quy định với thời lượng 26 tín chỉ (Theo quy định tại khoản 3; 4 điều 10 của Quy chế  đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kèm Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

3.3      .Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo:

1/ Ngành phù hợp: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng

2/ Ngành gần: Khoa học Quản lý, Khoa học chính trị, Quản lý nhà nước, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Lưu trữ học, Thông tin học, Khoa học thư viện.

3/  Ngành khác là các ngành hoặc chuyên ngành không cùng nhóm ngành với chuyên ngành Quản trị văn phòng trong Danh mục giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp III. Cụ thể gồm các ngành như Báo chí, Công nghệ thông tin, Công tác xã hội, Kế toán, Giáo dục học, Lịch sử, Luật, Nhân học, Ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga), Quản lý văn hóa, Tài chính – Ngân hàng, Tâm lý học, Thống kê, Toán học, Xã hội học.

3.4      .Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho ngành gần:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Hành chính học đại cương

3

2

Quản trị văn phòng đại cương

2

3

Các lý thuyết quản trị

2

4

Tổ chức văn phòng

2

5

Tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ

3

6

Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp

2

7

Văn hoá công sở

2

8

Lễ tân văn phòng

2

9

Quản trị nhân sự văn phòng

2

Tổng số tín chỉ

20

3.5. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức cho ngành khác

Số TT

Môn học

Số tín chỉ

1

Hành chính học đại cương

 

3

2

Tâm lý học quản lý

 

3

3

Quản trị văn phòng đại cương

 

2

4

Các lý thuyết quản trị

 

2

5

Tổ chức văn phòng

 

2

6

Tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ

 

3

7

Phương pháp soạn thảo văn bản

 

3

8

Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp

 

2

9

Văn hoá công sở

 

2

10

Lễ tân văn phòng

 

2

11

Quản trị nhân sự văn phòng

 

2

 

Tổng số

26