ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

                      NGÀNH:                   Lưu trữ học

                     CHUYÊN NGÀNH:   Lưu trữ học (Định hướng ứng dụng)           

                      MÃ SỐ:                    60 32 03 01

 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

       1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

-            Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Lưu trữ học

+ Tiếng Anh: Archivology

-            Mã số chuyên ngành đào tạo: 60 32 03 01

-            Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Lưu trữ học

+ Tiếng Anh: Archivology

-            Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

-            Thời gian đào tạo: 02 năm

-            Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ  ngành Lưu trữ học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Archivology

-            Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -  ĐHQGHN                             

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo:

2.1. Mục tiêu chung

Chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng ứng dụng giúp các học viên nâng cao khả năng áp dụng lý luận vào thực tiễn của học viên trong việc tổ chức và quản lí công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ như phát hiện và giải quyết hoặc tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan trong thực tế công tác lưu trữ; tham mưu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ; xây dựng các văn bản quy định về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; huấn luyện và hướng dẫn về công tác lưu trữ; kiểm tra và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ. Bên cạnh đó, học viên tốt nghiệp chương trình này cũng được trang bị đủ năng lực và phẩm chất để tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học về lĩnh vực lưu trữ học.


2.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng ứng dụng được xây dựng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

2.2.1.Về kiến thức:

Chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng ứng dụng giúp học viên hệ thống hóa và cập nhật các nhóm kiến thức cơ bản về Lưu trữ học. Cụ thể như sau:  

+  Khối kiến thức cơ  sở  ngành Lưu trữ học như  Tổ chức quản lý công tác lưu trữ; Hệ thống văn thư trong các cơ quan, tổ chức; Chính sách lưu trữ, Lịch sử văn bản học; Các sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam; Lí luận và thực tiễn về thủ tục hành chính; Cải cách hành chính ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

+  Khối kiến thức của chuyên ngành Lưu trữ học như Phân loại tài liệu lưu trữ; Xác định giá trị tài liệu; Tổ chức lưu trữ tài liệu điện tử; Tổ chức lưu trữ tài liệu nghe-nhìn; Tổ chức lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ; Tổ chức hệ thống thông tin tài liệu lưu trữ; Lưu trữ tài liệu đặc thù; Phương pháp sử liệu học; Công bố tài liệu văn kiện.

+ Khối kiến thức bổ trợ và tự chọn nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học.

2.2.2. Về năng lực: Sau khi học xong chương trình, học viên đạt được các năng lực sau đây:

- Nắm vững những vấn đề cơ bản về lưu trữ học, có khả năng phát hiện những vấn đề thực tiễn cần được nghiên cứu và giải quyết; từ đó có thể tham mưu, tư vấn các biện pháp tổ chức, quản lý và chính sách về lĩnh vực lưu trữ cho các cấp lãnh đạo và quản lí;

- Có khả năng tổ chức thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn công tác tổ chức và quản lý công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

2.2.3. Về kĩ năng

            Học viên theo học chương trình Thạc sĩ Lưu trữ học định hướng ứng dụng được đặc biệt chú trọng trang bị các kỹ năng và phương pháp hành nghề lưu trữ cũng như các kỹ năng bổ trợ quan trọng khác, cụ thể như sau:

            - Kĩ năng thực hành về quản lý hoạt động lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ;

            - Kĩ năng lập kế hoạch và dự án lưu trữ;

            - Kĩ năng xây dựng văn bản về lưu trữ;

            - Kĩ năng công bố tài liệu văn kiện;

            - Kĩ năng số hóa tài liệu lưu trữ;

            - Kĩ năng lãnh đạo và quản lý;

            - Kĩ năng tổng hợp thông tin;

            - Phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử;

            - Phương pháp lưu trữ tài liệu khoa học công nghệ;

            - Phương pháp lưu trữ tài liệu nghe nhìn;

            - Phương pháp đào tạo, huấn luyện về lưu trữ;

            - Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong lưu trữ.

2.2.4. Về phẩm chất đạo đức:

Chương trình đào tạo hướng tới mục tiêu giúp người học rèn luyện và phát huy

các phẩm chất đạo đức và trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội như có trách nhiệm với công việc và cộng đồng, biết tuân thủ pháp luật, biết bảo vệ chân lí, ủng hộ sự đổi mới, tiến bộ. Ngoài ra, học viên còn được rèn luyện và nâng cao đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ: trung thực, nghiêm túc; luôn có ý thức bảo vệ bí mật quốc gia trọng các tài liệu lưu trữ có giá trị; suy nghĩ tích cực về nghề nghiệp, chủ động tuyên truyền tích cực về vai trò và vị trí của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ trong xã hội, độc lập và sáng tạo trong công việc và trong phạm vi cho phép, hài hòa trong các mối quan hệ.

3.  Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh:

+ Môn thi Cơ bản:  Công tác văn thư

+ Môn thi Cơ sở: Lí luận và phương pháp công tác lưu trữ

+ Môn Ngoại ngữ: 01 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc 

Đối với phương thức tuyển sinh đánh giá năng lực: Áp dụng trong các đợt tuyển sinh từ năm 2018. Hình thức thi: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.2.Đối tượng tuyển sinh:

- Tốt nghiệp đại học ngành: Lưu trữ học hoặc ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.

            - Tốt nghiệp đại học các ngành gần với ngành Lưu trữ học, gồm: Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Quản lý giáo dục, Báo chí, Luật, Chính trị học, Quản trị văn phòng, Quản lý nhà nước, Công tác xã hội, Đông phương học, Hán Nôm, Khoa học quản lý, Khoa học thư viện, Nhân học, Quốc tế học, Tâm lý học, Thông tin học, Triết học, Việt Nam học, Xã hội học, Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước sau khi đã học bổ túc kiến thức (25 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Lưu trữ  học (có danh mục kèm theo ở mục 3.3)

            - Yêu cầu về kinh nghiệm công tác: Không yêu cầu

3.3. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức:

STT

HỌC PHẦN

 

SỐ TÍN CHỈ

1

Quản lý Nhà nước trong công tác văn thư – lưu trữ

2

2

Tiêu chuẩn hóa trong công tác văn thư – lưu trữ

2

3

Soạn thảo và ban hành văn bản quản lý

 

2

4

Tổ chức quản lý văn bản

 

2

5

Tổ chức lập hồ sơ và quản lý hồ sơ

 

2

7

Tổ chức khoa học tài liệu

 

5

8

Tổ chức bảo quản tài liệu

 

2

9

 

Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

 

3

11.

Lịch sử lưu trữ

2

 

12

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư – lưu trữ

 

3

TỔNG SỐ TÍN CHỈ:

 

25 tín chỉ

 

3.4. Dự kiến quy mô tuyển sinh: 15 – 20 học viên/năm