Thư viện Nguyễn Thúc Hào trường đại học Vinh hiện đang hoạt động trong môi trường thay đổi liên tục, đặc biệt là môi trường công nghệ. Các yêu cầu về nâng cao chất lượng thư viện đã được quy định trong Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH và cao đẳng Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020 trong đó "tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường ĐH là một trong những các giải pháp để cải thiện các nguồn lực và cơ sở hạ tầng cho giáo dục ĐH”. Tuy nhiên, 5 năm gần đây thư viện mới bắt đầu có một số thay đổi quan trọng về chất lượng và số lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nghiên cứu tại trường đại học Vinh. Thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh đã đầu tư nâng cấp tầng 1 tòa nhà Thư viện , cơ sở vật chất và trang thiết bị để trở thành thư viện hiện đại. Thư viện đã áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất để xử lý tài liệu, sử dụng hệ thống máy tính và công nghệ hiện đại trong nhiều giai đoạn của quá trình làm việc hàng ngày của Trung tâm.


              ( Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Đại học Vinh)

Vai trò mới của thư viện và người làm thư viện

Từ những năm 1976, Atkinson - báo cáo viên của Hội đồng tài trợ ĐH của Vương quốc Anh đã nhấn mạnh vai trò của thư viện trường ĐH như sau: "Các thư viện là cốt lõi của các trường ĐH, như một nguồn tài nguyên nó chiếm vị trí trung tâm và đặc biệt quan trọng vì thư viện phục vụ tất cả các chức năng của một trường ĐH như: giảng dạy và nghiên cứu, sáng tạo tri thức và chuyển giao kiến thức, văn hoá của hiện tại và quá khứ cho những thế hệ sau” .

Trong thập kỷ qua, nhiều thảo luận về sự thay đổi trong thư viện ĐH tập trung vào sự phát triển hệ thống thông tin và truyền thông (ICT), những tác động của thông tin ở định dạng kỹ thuật số, các khái niệm học tập và giảng dạy mới, các mô hình kinh tế và các khuôn khổ pháp lý mới. Nhiều tác giả đưa ra những dự đoán về các thư viện học thuật trong thời đại thông tin ngày nay, một loạt các chức năng mới và quan hệ đối tác cho người làm thư viện xuất phát từ những thay đổi trong xã hội và giáo dục ĐH. Những thay đổi trong thư viện sẽ tạo những thay đổi có ý nghĩa đối với tất cả các bộ phận của trường học: sinh viên, giảng viên, quản trị học, cán bộ kỹ thuật và nhân viên thư viện. Một số tác giả cho rằng "Nếu các thư viện ĐH có những thay đổi phù hợp, những thay đổi này có thể thúc đẩy thư viện giữ vai trò trung tâm trong giảng dạy/ học tập và nghiên cứu, nếu không, các thư viện sẽ bị loại bỏ khỏi cơ cấu tổ chức của trường" .

Những vai trò mới của người làm thư viện trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu đã được các tác giả đề cập :

- Hợp tác với các giảng viên và các chuyên gia khác để cung cấp các thông tin và hướng dẫn học tập nghiên cứu;

- Thiết kế các chương trình truy cập thông tin hiệu quả;

- Hướng dẫn sinh viên và giảng viên làm thế nào để truy cập thông tin, ở bất cứ định dạng và vị trí nào và làm thế nào để đánh giá những gì họ tìm thấy;

- Phục vụ, tư vấn về nguồn tài nguyên thông tin và hỗ trợ giải quyết các vấn đề thông tin;

- Xây dựng và thực hiện chính sách thông tin;

- Tạo công cụ truy cập thông tin;

- Lựa chọn, sắp xếp và bảo quản thông tin trong tất cả các định dạng;

- Là những người hướng dẫn và hỗ trợ trong việc giới thiệu công nghệ thông tin.

Một vài bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống thư viện đại học trong và ngoài nước

1. Thay đổi quan điểm quản lý và chính sách đầu tư cho thư viện

Ngày nay, các thư viện nên được xác định là một trong những tổ chức quan trọng trong cơ cấu đào tạo của một trường ĐH, tham gia và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Các trường cần có một quy định chính sách về đầu tư cho thư viện các trường ĐH và phải là một trong những hoạt động chi chính trong ngân sách các trường ĐH.

Chiến lược đầu tư cho thư viện cần được xây dựng liên kết với chiến lược hoạt động của nhà trường; hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên và hoạt động học tập nghiên cứu của sinh viên trong các trường ĐH.

Nguồn đầu tư cho thư viện tại các trường ĐH hiện nay chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp cho các trường theo hình thức dự án hoặc kinh phí hoạt động thường niên và được bổ sung một phần từ nguồn thu người sử dụng dịch vụ thư viện. Ở các thư viện ĐH nước ngoài như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh ngoài các nguồn đầu tư này, nhà trường còn sử dụng các nguồn thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức bên ngoài, hệ thống liên kết các doanh nghiệp.

2. Hệ thống quản lý thư viện

Hệ thống quản lý thư viện cần được tổ chức như một đơn vị chức năng riêng biệt trong trường ĐH, có mục tiêu, kế hoạch hoạt động và đánh giá hiệu quả thường xuyên. Việc đưa tiêu chí về chất lượng dịch vụ thư viện trở thành một tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục ĐH đã thể hiện quan điểm coi thư viện là một phần quan trọng của hoạt động đào tạo và nghiên cứu của trường ĐH ở Việt Nam. Tại các trường ĐH lớn trên thế giới thư viện được quản lý theo đúng quy trình của một hệ thống quản lý chức năng hoạt động của trường ĐH với việc quản lý quá trình hoạt động, quản lý hiệu quả hoạt động với đánh giá đầu vào, đầu ra (Hình 1).

Hình 1: Hệ thống quản lý thư viện 

Những nguyên tắc của quản lý chất lượng, cụ thể là bộ công cụ quản lý chất lượng (Total Quality Management - TQM) đã được áp dụng trong các thư viện ĐH từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX. Một trong những thư viện áp dụng TQM sớm nhất là Thư viện ĐH Harvard (Hoa Kỳ). Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng đã được triển khai ở rất nhiều thư viện ĐH trên thế giới, từ các nước phát triển như Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia đến những nước trong khu vực như Thái Lan và Malaixia, bộ tiêu chuẩn này đã giúp các thư viện xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, xác định và thực hiện các yêu cầu liên quan đến quản lý chất lượng như trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý nguồn lực, tạo sản phẩm, kiểm soát sản phẩm, và cải tiến quy trình.

Liên hiệp các thư viện

Liên hiệp thư viện bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thập niên 1990, theo các tác giả Alexander, Hirshon và Perry, Liên hiệp thư viện đầu tiên được hình thành là "Hiệp hội của các thư viện" (COC) với thành viên chủ yếu là các trường ĐH châu Âu có những đóng góp quan trọng mà sau này trở thành một tổ chức quốc tế "Liên minh quốc tế của Liên hiệp thư viện" (ICOLC) với hơn 200 liên hiệp thư viện ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi. Những Liên hiệp thư viện quốc gia lớn ngoài Liên hiệp thư viện Mỹ (ALA) …

Gia tăng các dịch vụ trong thư viện theo hướng mở (hình 2):

Hình 2: Các dịch vụ mở rộng tại các thư viện trên thế giới

Thư viện số giúp gia tăng khả năng truy cập thông tin đa chiều mọi lúc, mọi nơi

Công nghệ thông tin di động và Internet ngày càng phát triển, vì vậy việc sử dụng các công nghệ này để phát triển các hoạt động của thư viện đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Việc kết nối hệ thống thư viện số còn được thực hiện thông qua các phần mềm trên điện thoại di động [20] bởi số lượng sinh viên và thời gian họ sử dụng Internet ngày càng nhiều.

Hướng dẫn sinh viên mới trong việc sử dụng hiệu quả thư viện và hình thành văn hoá đọc ngay từ những năm đầu học tập

Kết luận

Sử dụng hệ thống quản lý thư viện hiệu quả là thực sự cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục ĐH. Những bài học kinh nghiệm từ hệ thống quản lý thư viện của các trường quốc tế cho thấy các trường ĐH Việt Nam cần thay đổi quan điểm quản lý và chính sách đầu tư cho thư viện; xây dựng hệ thống quản lý thư viện hướng tới hiệu quả sử dụng; liên kết nâng cao hiệu quả hoạt động của các Liên Chi hội các thư viện nhằm gia tăng nguồn tài nguyên; đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động trong thư viện và gia tăng các dịch vụ trong thư viện theo hướng mở như: thư viện số giúp gia tăng khả năng truy cập thông tin đa chiều mọi lúc, mọi nơi, hướng dẫn sinh viên mới trong việc sử dụng hiệu quả thư viện và hình thành văn hoá đọc ngay từ những năm đầu học tập, thành lập các câu lạc bộ đọc sách và dành các phòng sinh hoạt trong thư viện ĐH.